Đề, đáp án HSG văn 9 năm 2015 TT

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 12/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Đề, đáp án HSG văn 9 năm 2015 TT thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 - NĂM HỌC 2015 - 2016
TRƯỜNG THCS THANH THÙY Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút(không kể thời gian giao đề)


Câu 1 (4 điểm)
  Vẻ đẹp của hình ảnh cánh buồm trong những câu thơ sau:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
( Tế Hanh, Quê hương, Ngữ văn 8, tập hai, NXBGD, 2005)
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
( Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD, 2005)
Câu 2 (6 điểm).
       Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ:
    “Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”.
          Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.
Câu 3 (10 điểm).
Trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết:
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.”
(Sách Ngữ văn 9, tập hai, trang 12, 13 – Nhà xuất bản Giáo dục – 2010)
Bằng sự hiểu biết của mình về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, em hãy làm sáng tỏ điều mới mẻ mà nhà thơ muốn đem góp vào đời sống.

GV ra đề







Nguyễn Thị Thu Hương
-----Hết----
Duyệt của tổ trưởng

Duyệt của BGH



HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN 9
Năm học: 2015 - 2016
Câu 1: (4,0 điểm)
a, Yêu cầu về kỹ năng:
- Trên cơ sở có sự hiểu biết về đoạn thơ, qua việc chỉ rõ những tín hiệu nghệ thuật đặc sắc, HS viết thành bài văn cảm thụ ngắn có bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp của hình ảnh "cánh buồm ".
- Kết hợp bình, cảm thụ về nội dung và nghệ thuật.
- Lời văn mạch lạc, giàu cảm xúc, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả.
b, Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể có các cách làm bài khác nhau, nhưng cơ bản phải trình bày được những ý sau:
- Điểm chung trong cách thể hiện vẻ đẹp của cánh buồm: Đều mang ý nghĩa tượng trưng, đều được so sánh (trong thơ Tế Hanh), hoặc so sánh ngầm (ẩn dụ) (trong thơ Huy Cận) với những hình ảnh hoặc khái niệm trừu tượng. (1,0 điểm.)
Điểm riêng:
* Trong thơ Tế Hanh:
+ Biện pháp nghệ thuật so sánh được Tế Hanh sử dụng thành công trong câu: "Cánh buồm giương to... thâu góp gió". Nhà thơ so sánh: "Cánh buồm" với "mảnh hồn làng". -> một tâm hồn nhạy cảm, gắn bó với quê hương làng xóm. (0.5 điểm)
+ Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và kỳ vĩ, là linh hồn của quê hương …-> Sự trìu mến thiêng liêng, những hy vọng mưu sinh … của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm -> Sự tinh tế của nhà thơ. (1,0 điểm.)
* Trong thơ Huy Cận:
+ Hình ảnh ẩn dụ “Buồm trăng" được xây dựng trên sự quan sát rất thực và sự cảm nhận lãng mạn của nhà thơ Huy Cận. ( Thực: Từ xa nhìn lại, trên biển, thuyền đi vào ánh sáng của vầng trăng…Đây là hình ảnh lãng mạn: Vầng trăng trở thành cánh buồm…) (0.5 điểm.)
+ Ý thơ lạ, sáng tạo -> Đánh cá đêm vất vả và nguy hiểm trở nên nhẹ nhàng và thơ mộng. - Sự hoà hợp con người với thiên nhiên. (1,0 điểm.)
( Văn viết đủ ý, rõ ràng, mạch lạc thể hiện sự cảm thụ tinh tế: cho điểm tối đa; mắc lỗi về diễn đạt, tùy các mức độ khác nhau trừ từ 0,25 đến 0,5 điểm)
Câu 2
1. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, một quan niệm sống.
2. Yêu cầu:
- Về kĩ năng: Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 76,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)