Đề, đáp án HSG văn 9 năm 2015 PT
Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh |
Ngày 12/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: Đề, đáp án HSG văn 9 năm 2015 PT thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD& ĐT THANH OAI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
TRƯỜNG THCS PHƯƠNG TRUNG Năm học 2015-2016
Môn Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4,0 điểm)
Viết về cảnh đất trời mùa xuân trong bốn câu thơ mở đầu của đoạn trích “Cảnh ngày xuân “ (Truyện Kiều – Nguyễn Du), có ý kiến cho rằng: Từ cặp lục bát thứ nhất sang cặp lục bát thứ hai có sự biến đổi của mạch thơ; riêng cặp lục bát thứ hai đã thể hiện tài tình nghệ thuật “thi trung hữu họa”.
Em hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến của mình về nhận xét trên.
Câu 2: (6 điểm)
"Người thợ làm bút chì nâng niu sản phẩm của mình trước khi cho nó vào hộp:
- Có năm điều con cần phải nhớ trước khi ta để con bước vào thế giới hỗn độn ngoài kia - Ông nói với bút chì - Lúc nào con cũng phải nhớ và không bao giờ được quên những điều ấy, khi đó, con mới trở thành một cây bút chì đẹp nhất, hiểu không?
- Thứ nhất, con luôn có thể tạo ra những thứ rất vĩ đại, nhưng chỉ khi nào con nằm trong tay một ai đó.
- Thứ hai, con phải liên tục chịu đựng những sự gọt giũa rất đau đớn, nhưng hãy nhớ, tất cả đau đớn ấy chẳng qua là để làm cho con đẹp hơn mà thôi.
- Tiếp theo, con phải nhớ lúc nào con cũng có thể sửa chữa những lỗi mà con ghi ra.
- Và một điều nữa, hãy biết phần quan trọng nhất trên cơ thể của con chính là phần ruột, phần bên trong chứ không phải là lớp vỏ ngoài.
- Cuối cùng, con, bút chì, phải để lại vết chì của con trên bất cứ bề mặt nào mà con được sử dụng để viết, và phải liên tục viết, bất kể chuyện khó khăn gì, được không?"...
(Trích câu chuyện: "Ngụ ngôn bút chì")
Suy nghĩ của em về lời dặn dò của người thợ làm bút chì trong đoạn truyện trên.
Câu 3: (10 điểm)
Những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp qua truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim
………………….Hết……………….
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (4,0 điểm)
* Hình thức: (1điểm)
Bài viết trình bày dưới hình thức một đoạn văn, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt…
* Nội dung : (3 điểm) cần đạt được các ý sau:
- Đồng ý với nhận xét trên: 0,25 đ
- Sự biến đổi của mạch thơ: 1đ
+ Hai câu đầu gợi dòng chảy thời gian bất tận, nhịp thơ êm xuôi:“Ngày xuân con én…ngoài sáu mươi”. Hình ảnh “con én đưa thoi”(nhân hóa, ẩn dụ) vừa gợi không gian,vừa ngụ ý mùa xuân qua nhanh.
+ Hai câu tiếp theo, mạch thơ dừng lại, mở ra một không gian mênh mông, không còn
ranh giới giữa trời và đất: “ Cỏ non xanh tận chân trời…một vài bông hoa”
- Nghệ thuật “Thi trung hữu họa” ở cặp thơ thứ hai: 1,5 đ
Bức họa mùa xuân tuyệt đẹp được vẽ lên với đường nét, chi tiết hết sức tinh tế: Thảm cỏ
non tươi xanh mơn mởn trải rộng tới tận chân trời là gam nền cho bức tranh xuân. Trên nền xanh non ấy điểm xuyết vài bông hoa lê trắng muốt. Hai màu: xanh, trắng là những gam màu sáng tươi dịu mát, tôn nhau lên, màu trắng hoa lê làm cỏ như xanh hơn gợi sức sống tràn đầy và sắc trắng của hoa càng trở nên thanh khiết trên nền cỏ xanh mịn. Màu sắc ở đây có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu.
Cách dùng từ “trắng điểm” (chứ không phải là điểm trắng)-> đảo ngữ, giúp ta nhận ra tín hiệu của mùa xuân ở vẻ đẹp ẩn chìm mà sống động của tạo vật vốn vô tri vô giác.
Có thể liên hệ đến câu thơ cổ của Trung Quốc: “ Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa”.
- Khả năng rung động tinh tế của thi nhân trước cái đẹp của mùa xuân . 0,25 đ
( Không cho điểm tối đa những bài viết không trình bày đúng hình thức của một đoạn văn).
Câu 2: (6 điểm)
Về nội dung: Đáp ứng một số ý sau:
* Giải thích ý nghĩa của câu chuyện: (1 điểm)
Đoạn trích chủ yếu xoay quanh lời dặn dò của người thợ với chiếc bút chì.
TRƯỜNG THCS PHƯƠNG TRUNG Năm học 2015-2016
Môn Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4,0 điểm)
Viết về cảnh đất trời mùa xuân trong bốn câu thơ mở đầu của đoạn trích “Cảnh ngày xuân “ (Truyện Kiều – Nguyễn Du), có ý kiến cho rằng: Từ cặp lục bát thứ nhất sang cặp lục bát thứ hai có sự biến đổi của mạch thơ; riêng cặp lục bát thứ hai đã thể hiện tài tình nghệ thuật “thi trung hữu họa”.
Em hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến của mình về nhận xét trên.
Câu 2: (6 điểm)
"Người thợ làm bút chì nâng niu sản phẩm của mình trước khi cho nó vào hộp:
- Có năm điều con cần phải nhớ trước khi ta để con bước vào thế giới hỗn độn ngoài kia - Ông nói với bút chì - Lúc nào con cũng phải nhớ và không bao giờ được quên những điều ấy, khi đó, con mới trở thành một cây bút chì đẹp nhất, hiểu không?
- Thứ nhất, con luôn có thể tạo ra những thứ rất vĩ đại, nhưng chỉ khi nào con nằm trong tay một ai đó.
- Thứ hai, con phải liên tục chịu đựng những sự gọt giũa rất đau đớn, nhưng hãy nhớ, tất cả đau đớn ấy chẳng qua là để làm cho con đẹp hơn mà thôi.
- Tiếp theo, con phải nhớ lúc nào con cũng có thể sửa chữa những lỗi mà con ghi ra.
- Và một điều nữa, hãy biết phần quan trọng nhất trên cơ thể của con chính là phần ruột, phần bên trong chứ không phải là lớp vỏ ngoài.
- Cuối cùng, con, bút chì, phải để lại vết chì của con trên bất cứ bề mặt nào mà con được sử dụng để viết, và phải liên tục viết, bất kể chuyện khó khăn gì, được không?"...
(Trích câu chuyện: "Ngụ ngôn bút chì")
Suy nghĩ của em về lời dặn dò của người thợ làm bút chì trong đoạn truyện trên.
Câu 3: (10 điểm)
Những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp qua truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim
………………….Hết……………….
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (4,0 điểm)
* Hình thức: (1điểm)
Bài viết trình bày dưới hình thức một đoạn văn, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt…
* Nội dung : (3 điểm) cần đạt được các ý sau:
- Đồng ý với nhận xét trên: 0,25 đ
- Sự biến đổi của mạch thơ: 1đ
+ Hai câu đầu gợi dòng chảy thời gian bất tận, nhịp thơ êm xuôi:“Ngày xuân con én…ngoài sáu mươi”. Hình ảnh “con én đưa thoi”(nhân hóa, ẩn dụ) vừa gợi không gian,vừa ngụ ý mùa xuân qua nhanh.
+ Hai câu tiếp theo, mạch thơ dừng lại, mở ra một không gian mênh mông, không còn
ranh giới giữa trời và đất: “ Cỏ non xanh tận chân trời…một vài bông hoa”
- Nghệ thuật “Thi trung hữu họa” ở cặp thơ thứ hai: 1,5 đ
Bức họa mùa xuân tuyệt đẹp được vẽ lên với đường nét, chi tiết hết sức tinh tế: Thảm cỏ
non tươi xanh mơn mởn trải rộng tới tận chân trời là gam nền cho bức tranh xuân. Trên nền xanh non ấy điểm xuyết vài bông hoa lê trắng muốt. Hai màu: xanh, trắng là những gam màu sáng tươi dịu mát, tôn nhau lên, màu trắng hoa lê làm cỏ như xanh hơn gợi sức sống tràn đầy và sắc trắng của hoa càng trở nên thanh khiết trên nền cỏ xanh mịn. Màu sắc ở đây có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu.
Cách dùng từ “trắng điểm” (chứ không phải là điểm trắng)-> đảo ngữ, giúp ta nhận ra tín hiệu của mùa xuân ở vẻ đẹp ẩn chìm mà sống động của tạo vật vốn vô tri vô giác.
Có thể liên hệ đến câu thơ cổ của Trung Quốc: “ Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa”.
- Khả năng rung động tinh tế của thi nhân trước cái đẹp của mùa xuân . 0,25 đ
( Không cho điểm tối đa những bài viết không trình bày đúng hình thức của một đoạn văn).
Câu 2: (6 điểm)
Về nội dung: Đáp ứng một số ý sau:
* Giải thích ý nghĩa của câu chuyện: (1 điểm)
Đoạn trích chủ yếu xoay quanh lời dặn dò của người thợ với chiếc bút chì.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 28,04KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)