Đề, đáp án HSG văn 9 BH
Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh |
Ngày 12/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: Đề, đáp án HSG văn 9 BH thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Phòng GD-ĐT Thanh Oai
Trường THCS Bích Hòa
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về những câu thơ sau trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
- Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
- Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Ngữ văn 9 – tập một)
Câu 2: (4,0 điểm)
“Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn”. Suy nghĩ của em về lời nhắn trên với tuổi trẻ ngày nay.
Câu 3:(12,0 điểm)
Nhận xét về truyện “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho rằng:
“Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật”.
Qua truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa”, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
-----------------------------------------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ..........................................................SBD: .....................
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 NĂM HỌC 2015 – 2016
Câu 1: (4,0 điểm)
A. Yêu cầu:
1. Về kiến thức:
Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng phải cảm nhận được vẻ đẹp riêng biệt của hai câu thơ. Về cơ bản, bài viết phải:
* Giới thiệu vị trí hai câu thơ trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
* Chỉ ra nét tương đồng: Hai câu thơ đều mở ra bức tranh phong cảnh với một không gian mênh mông từ mặt đất đến chân mây, ngập tràn sắc cỏ.
* Chỉ ra nét riêng biệt:
+ Câu thơ:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cảnh lê trắng điểm một vài bông hoa.
- Là bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, hài hòa, tràn đầy sức sống (màu xanh của cỏ gợi sức sống, màu trắng của hoa gợi sự trong sáng, tinh khôi). Đằng sau bức tranh ấy là tâm trạng vui tươi của Thúy Kiều.
- Nghệ thuật thể hiện: Bút pháp chấm phá, kế thừa tinh hoa của văn học cổ, từ ngữ giàu chất tạo hình.
+ Câu thơ:
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
- Là bức tranh thiên nhiên mênh mang, héo úa, đơn điệu (“Rầu rầu” thể hiện sự héo úa của cảnh, “xanh xanh” gợi sự mênh mang, mờ mịt). Đằng sau bức tranh ấy là tâm trạng cô đơn, hoảng loạn của Thúy Kiều.
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình, từ ngữ giàu sức gợi.
* Giải thích lí do tạo nên sự khác biệt ấy:
+ Ở câu đầu:
- Thiên nhiên là đối tượng miêu tả.
- Thiên nhiên được cảm nhận qua con mắt của người con gái tài sắc, đang sống trong những tháng ngày tươi đẹp.
+ Ở câu sau:
- Thiên nhiên là phương tiện, là cách thức để thể hiện tâm trạng nhân vật.
- Thiên nhiên được cảm nhận qua con mắt của một người trong tâm trạng của kẻ tha hương, biết mình bị lừa bán vào chốn lầu xanh.
2. Về kĩ năng:
Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học về thơ. Văn viết trôi chảy, cảm xúc, thể hiện được chất văn chương. Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả…
B. Cách cho điểm:
- Điểm 4: Đạt được hầu hết những yêu cầu trên, không mắc lỗi.
- Điểm 3: Đạt được 2/3 yêu cầu, còn mắc một số lỗi.
- Điểm 2: Đạt được 1/2 yêu cầu, còn một số lỗi.
- Điểm 1: Đạt được dưới 1/2 yêu cầu, còn mắc nhiều lỗi
- Điểm 0: Không nhận thức được đề hoặc không viết gì.
Câu 2. (4,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng
- Xây dựng một bài văn nghị luận xã hội chặt chẽ, hợp lí.
- Không mắc lỗi diễn đạt về các mặt chính tả, dùng từ, đặt câu. Cách lập luận chặt chẽ, văn sắc bén, thuyết phục, có nét riêng
Trường THCS Bích Hòa
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về những câu thơ sau trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
- Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
- Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Ngữ văn 9 – tập một)
Câu 2: (4,0 điểm)
“Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn”. Suy nghĩ của em về lời nhắn trên với tuổi trẻ ngày nay.
Câu 3:(12,0 điểm)
Nhận xét về truyện “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long, có ý kiến cho rằng:
“Tác phẩm như một bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của con người lao động bình thường mà cao cả, những mẫu người của một giai đoạn lịch sử có nhiều gian khổ và hi sinh nhưng cũng thật trong sáng, đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người ấy gợi lên cho ta những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, của lao động tự giác, về con người và về nghệ thuật”.
Qua truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa”, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
-----------------------------------------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh: ..........................................................SBD: .....................
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 NĂM HỌC 2015 – 2016
Câu 1: (4,0 điểm)
A. Yêu cầu:
1. Về kiến thức:
Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng phải cảm nhận được vẻ đẹp riêng biệt của hai câu thơ. Về cơ bản, bài viết phải:
* Giới thiệu vị trí hai câu thơ trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
* Chỉ ra nét tương đồng: Hai câu thơ đều mở ra bức tranh phong cảnh với một không gian mênh mông từ mặt đất đến chân mây, ngập tràn sắc cỏ.
* Chỉ ra nét riêng biệt:
+ Câu thơ:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cảnh lê trắng điểm một vài bông hoa.
- Là bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, hài hòa, tràn đầy sức sống (màu xanh của cỏ gợi sức sống, màu trắng của hoa gợi sự trong sáng, tinh khôi). Đằng sau bức tranh ấy là tâm trạng vui tươi của Thúy Kiều.
- Nghệ thuật thể hiện: Bút pháp chấm phá, kế thừa tinh hoa của văn học cổ, từ ngữ giàu chất tạo hình.
+ Câu thơ:
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
- Là bức tranh thiên nhiên mênh mang, héo úa, đơn điệu (“Rầu rầu” thể hiện sự héo úa của cảnh, “xanh xanh” gợi sự mênh mang, mờ mịt). Đằng sau bức tranh ấy là tâm trạng cô đơn, hoảng loạn của Thúy Kiều.
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình, từ ngữ giàu sức gợi.
* Giải thích lí do tạo nên sự khác biệt ấy:
+ Ở câu đầu:
- Thiên nhiên là đối tượng miêu tả.
- Thiên nhiên được cảm nhận qua con mắt của người con gái tài sắc, đang sống trong những tháng ngày tươi đẹp.
+ Ở câu sau:
- Thiên nhiên là phương tiện, là cách thức để thể hiện tâm trạng nhân vật.
- Thiên nhiên được cảm nhận qua con mắt của một người trong tâm trạng của kẻ tha hương, biết mình bị lừa bán vào chốn lầu xanh.
2. Về kĩ năng:
Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học về thơ. Văn viết trôi chảy, cảm xúc, thể hiện được chất văn chương. Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả…
B. Cách cho điểm:
- Điểm 4: Đạt được hầu hết những yêu cầu trên, không mắc lỗi.
- Điểm 3: Đạt được 2/3 yêu cầu, còn mắc một số lỗi.
- Điểm 2: Đạt được 1/2 yêu cầu, còn một số lỗi.
- Điểm 1: Đạt được dưới 1/2 yêu cầu, còn mắc nhiều lỗi
- Điểm 0: Không nhận thức được đề hoặc không viết gì.
Câu 2. (4,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng
- Xây dựng một bài văn nghị luận xã hội chặt chẽ, hợp lí.
- Không mắc lỗi diễn đạt về các mặt chính tả, dùng từ, đặt câu. Cách lập luận chặt chẽ, văn sắc bén, thuyết phục, có nét riêng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 25,71KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)