De + Dap an HSG truong vong 2, TV 3
Chia sẻ bởi Lưu Thị Sâm |
Ngày 09/10/2018 |
153
Chia sẻ tài liệu: De + Dap an HSG truong vong 2, TV 3 thuộc Tập đọc 3
Nội dung tài liệu:
TRường TH Hương Vĩnh
Đề khảo sát hsg lớp 3 (lần 2)
Môn: tiếng việt
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao, chép đề)
=====================
Câu 1 (2 đ) : Cho đoạn thơ sau:
Con ngơ ngẩn hỏi mây:
Sao cậu biết chạy nhảy?
Mây mỉm cười:
Tớ có một đôi chân !
Con ngẩn ngơ gặp gió:
Sao cậu biết vờn bay?
Gió nháy mắt:
Tớ có một đôi cánh!
Con tìm đến mầm cây:
Sao cậu biếc xanh nõn nà đến vậy?
Cây nghiêng đầu:
Tớ hút nhựa cuộc đời.
Hồ Thị Minh Thông
Những sự vật nào được nhân hóa trong đoạn thơ?
Những từ ngữ nào được dùng để nhân hóa sự vật?
Câu 2 (3đ):
Bản giao hưởng “Mùa thu” cất lên. Những chiếc lá vàng rơi trong nắng lung linh kì ảo. Lá vàng phủ hai bờ tiếng gió xào xạc nói với lá. Hương mùa thu nhẹ thoảng những con bướm vàng bay rối mắt. Giai điệu trữ tình trong sáng quán xuyến từ đầu đến cuối phần biểu diễn của Dế Mèn.
Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong đoạn văn trên.
Tìm 5 từ chỉ sự vật, 5 từ chỉ đặc điểm, 5 từ chỉ hoạt động (trạng thái) trong đoạn văn trên.
Câu 3 (2 đ): Đoạn văn dưới đây có mấy câu , được viết theo mẫu câu nào? Gạch một gạch dọc để phân biệt các bộ phận trong câu.:
Từ buổi ấy, Bồ Nông con mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, chú Bồ Nông nhỏ bé ra đồng xúc tép, xúc cá. Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Hễ bắt được con mồi , chú Bồ Nông liền ngậm vào miệng để phần mẹ.
Theo Phong Thu
Câu 4 (3 đ) : Tập làm văn: Nơi em ở vẫn còn hiện tượng đổ rác bừa bãi. Hãy viết một đoạn văn nêu rõ lí do và đề ra cách khắc phục.
Hướng dẫn chấm Tiếng Việt 3
Câu 1 (2 đ) :
Những sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ: mây, gió, cây. (1 đ)
Những từ ngữ được dùng để nhân hóa sự vật: Mây: cậu, chạy nhảy, mỉm cười, tớ có một đôi chân. Gió: cậu, nháy mắt, tớ có một đôi cánh. Cây: cậu, nghiêng đầu, tớ hút nhựa cuộc đời (1 đ).
Câu 2 (3đ):
.
(1đ)Bản giao hưởng “Mùa thu” cất lên. Những chiếc lá vàng rơi trong nắng, lung linh kì ảo. Lá vàng phủ hai bờ, tiếng gió xào xạc nói với lá. Hương mùa thu nhẹ thoảng, những con bướm vàng bay rối mắt. Giai điệu trữ tình trong sáng quán xuyến từ đầu đến cuối phần biểu diễn của Dế Mèn.
( 2đ-)5 từ chỉ sự vật: Bản giao hưởng, lá vàng, nắng, bờ, tiếng gió, hương mùa thu, con bướm, giai điệu , Dế Mèn.
-. 5 từ chỉ đặc điểm: lung linh, kì ảo, nhẹ, vàng, rối , trữ tình, trong sáng
- 5 từ chỉ hoạt động (trạng thái): cất lên, rơi , phủ , xào xạc, nói, bay , quán xuyến, biểu diễn.
Câu 3 (2 đ):
Đoạn văn trên có 4 câu (0,5đ)
Câu 1: Ai làm gì?; câu 2: Ai làm gì?; câu 3: Ai thế nào?; câu 4: Ai làm gì? ( 0,5 đ)
Từ buổi ấy, Bồ Nông con / mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, chú Bồ Nông nhỏ bé / ra đồng xúc tép, xúc cá. Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá / chết gần hết. Hễ bắt được con mồi , chú Bồ Nông / liền ngậm vào miệng để phần mẹ. Phân biệt đúng hai bộ phận /4 câu được 1 đ
Câu 4 (3 đ) :
Về hình thức : Học sinh viết được đoạn văn với bố cục rõ ràng, đúng ngữ pháp, chính tả, biết sử dụng đúng từ ngữ , câu văn mạch lạc, trong sáng.
Về nội dung: : HS nêu được 2 ý: lý do của hiện tượng vứt rác bừa bãi và cách khắc phục hiện tượng đó. Bài viết phản ánh trung thực ý thức bảo vệ môi trường của người dân và người viết.
Biểu điểm
Điểm 2,5 – 3 : Bài làm đạt yêu cầu, thể hiện được 2 ý của đề bài đã nêu. Lý do và cách khắc phục bám sát thực tế. Bài làm thể hiện ý
Đề khảo sát hsg lớp 3 (lần 2)
Môn: tiếng việt
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao, chép đề)
=====================
Câu 1 (2 đ) : Cho đoạn thơ sau:
Con ngơ ngẩn hỏi mây:
Sao cậu biết chạy nhảy?
Mây mỉm cười:
Tớ có một đôi chân !
Con ngẩn ngơ gặp gió:
Sao cậu biết vờn bay?
Gió nháy mắt:
Tớ có một đôi cánh!
Con tìm đến mầm cây:
Sao cậu biếc xanh nõn nà đến vậy?
Cây nghiêng đầu:
Tớ hút nhựa cuộc đời.
Hồ Thị Minh Thông
Những sự vật nào được nhân hóa trong đoạn thơ?
Những từ ngữ nào được dùng để nhân hóa sự vật?
Câu 2 (3đ):
Bản giao hưởng “Mùa thu” cất lên. Những chiếc lá vàng rơi trong nắng lung linh kì ảo. Lá vàng phủ hai bờ tiếng gió xào xạc nói với lá. Hương mùa thu nhẹ thoảng những con bướm vàng bay rối mắt. Giai điệu trữ tình trong sáng quán xuyến từ đầu đến cuối phần biểu diễn của Dế Mèn.
Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong đoạn văn trên.
Tìm 5 từ chỉ sự vật, 5 từ chỉ đặc điểm, 5 từ chỉ hoạt động (trạng thái) trong đoạn văn trên.
Câu 3 (2 đ): Đoạn văn dưới đây có mấy câu , được viết theo mẫu câu nào? Gạch một gạch dọc để phân biệt các bộ phận trong câu.:
Từ buổi ấy, Bồ Nông con mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, chú Bồ Nông nhỏ bé ra đồng xúc tép, xúc cá. Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Hễ bắt được con mồi , chú Bồ Nông liền ngậm vào miệng để phần mẹ.
Theo Phong Thu
Câu 4 (3 đ) : Tập làm văn: Nơi em ở vẫn còn hiện tượng đổ rác bừa bãi. Hãy viết một đoạn văn nêu rõ lí do và đề ra cách khắc phục.
Hướng dẫn chấm Tiếng Việt 3
Câu 1 (2 đ) :
Những sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ: mây, gió, cây. (1 đ)
Những từ ngữ được dùng để nhân hóa sự vật: Mây: cậu, chạy nhảy, mỉm cười, tớ có một đôi chân. Gió: cậu, nháy mắt, tớ có một đôi cánh. Cây: cậu, nghiêng đầu, tớ hút nhựa cuộc đời (1 đ).
Câu 2 (3đ):
.
(1đ)Bản giao hưởng “Mùa thu” cất lên. Những chiếc lá vàng rơi trong nắng, lung linh kì ảo. Lá vàng phủ hai bờ, tiếng gió xào xạc nói với lá. Hương mùa thu nhẹ thoảng, những con bướm vàng bay rối mắt. Giai điệu trữ tình trong sáng quán xuyến từ đầu đến cuối phần biểu diễn của Dế Mèn.
( 2đ-)5 từ chỉ sự vật: Bản giao hưởng, lá vàng, nắng, bờ, tiếng gió, hương mùa thu, con bướm, giai điệu , Dế Mèn.
-. 5 từ chỉ đặc điểm: lung linh, kì ảo, nhẹ, vàng, rối , trữ tình, trong sáng
- 5 từ chỉ hoạt động (trạng thái): cất lên, rơi , phủ , xào xạc, nói, bay , quán xuyến, biểu diễn.
Câu 3 (2 đ):
Đoạn văn trên có 4 câu (0,5đ)
Câu 1: Ai làm gì?; câu 2: Ai làm gì?; câu 3: Ai thế nào?; câu 4: Ai làm gì? ( 0,5 đ)
Từ buổi ấy, Bồ Nông con / mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, chú Bồ Nông nhỏ bé / ra đồng xúc tép, xúc cá. Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá / chết gần hết. Hễ bắt được con mồi , chú Bồ Nông / liền ngậm vào miệng để phần mẹ. Phân biệt đúng hai bộ phận /4 câu được 1 đ
Câu 4 (3 đ) :
Về hình thức : Học sinh viết được đoạn văn với bố cục rõ ràng, đúng ngữ pháp, chính tả, biết sử dụng đúng từ ngữ , câu văn mạch lạc, trong sáng.
Về nội dung: : HS nêu được 2 ý: lý do của hiện tượng vứt rác bừa bãi và cách khắc phục hiện tượng đó. Bài viết phản ánh trung thực ý thức bảo vệ môi trường của người dân và người viết.
Biểu điểm
Điểm 2,5 – 3 : Bài làm đạt yêu cầu, thể hiện được 2 ý của đề bài đã nêu. Lý do và cách khắc phục bám sát thực tế. Bài làm thể hiện ý
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lưu Thị Sâm
Dung lượng: 43,50KB|
Lượt tài: 33
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)