Đề, đáp án HSG Ngữ Văn Hải Dương

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Bằng | Ngày 12/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Đề, đáp án HSG Ngữ Văn Hải Dương thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi 20 /3/ 2014
(Đề thi gồm: 01 trang)

Câu 1(2điểm):
Gặp gỡ và sáng tạo của các nhà thơ qua những câu thơ sau:
“… Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”…
(Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)
“…Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”…
(Trích “Mùa xuân nho nhỏ”- Thanh Hải)

Câu 2 (3 điểm):
Câu chuyện về Chim Én và Dế Mèn
Mùa xuân đất trời rất đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én đưa ra rất giản dị: Hai chú Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô, Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, trời đất gợi cảm, cỏ hoa vui tươi, Dế Mèn say sưa.
Sau một hồi miên man, Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay việc gì ta phải gánh hai con Én này trên vai cho mệt nhỉ? Sao ta không quẳng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?”. Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra. Nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.
(Theo Đoàn Công Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò)
Suy nghĩ của em từ câu chuyện trên?

Câu 3 ( 5 điểm):
Điều còn lại mà chiến tranh không thể lấy đi trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

…………………………Hết………………………





Họ và tên thí sinh:……………………………Số báo danh…………………..

Chữ kí của giám thị 1:…………………Chữ kí của giám thị 2:………………



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM – THANG ĐIỂM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn
(Hướng dẫn chấm gồm: 03 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (2 điểm):
Thí sinh có thể làm theo các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu những nét cơ bản về các tác giả, tác phẩm, câu thơ (0,25 điểm).
- Chỉ ra sự tương đồng (0,75 điểm):
+ Bức tranh mùa xuân tươi tắn, tràn đầy sức sống; đều có những tín hiệu đặc trưng của mùa xuân.
+ Bút pháp: Giàu chất hội họa, bức tranh có đường nét, màu sắc hài hòa, thanh nhã.
+ Cảm xúc của thi nhân: thiết tha, say sưa, thể hiện tình yêu mùa xuân tha thiết.
- Sáng tạo riêng của các nhà thơ (0,5 điểm):
+ Mỗi tác giả lại chọn những hình ảnh thơ khác nhau: Trong thơ của Nguyễn Du là “cỏ non”, “hoa lê” tạo ra bức tranh xuân khoáng đạt, trong trẻo, tinh khôi; trong thơ của Thanh Hải lại là “dòng sông”, “bông hoa tím” để tạo nên bức tranh thơ mộng, dịu dàng rất Huế.
+ Vận dụng các thể thơ khác nhau: Thể thơ lục bát tạo âm hưởng ngọt ngào trong thơ của Nguyễn Du, còn Thanh Hải với thể thơ ngũ ngôn gợi chất nhạc thiết tha, trong sáng.
- Đánh giá (0,5 điểm):
+ Sự gặp gỡ là do các nhà thơ đều có chung một nguồn thi hứng.
+ Sự sáng tạo là yếu tố quan trọng của thi ca, điểm khác nhau ở những câu thơ là do hai nhà thơ ở hai thời đại khác nhau và tâm thế sáng tạo của mỗi thi nhân cũng khác nhau.
+ Hai nhà thơ đã góp vào thi ca những
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Bằng
Dung lượng: 55,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)