ĐỀ, ĐÁP ÁN GIỮA KỲ 2 VĂN 8
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thuận |
Ngày 11/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ, ĐÁP ÁN GIỮA KỲ 2 VĂN 8 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HỌC KỲ II
TÂN YÊN
Năm học: 2012-2013
Môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1. (2 điểm)
Nối hành động nói ở cột A cho phù hợp với các mục đích nói tương ứng ở cột B
A
B
1. Hành động điều khiển
a. Người nói kể, tả, thông báo, nhận định những điều mình cho là đúng.
2. Hành động bộc lộ tình cảm, cảm xúc
b. Người nói tự ràng buộc mình vào các hành động cụ thể như làm hợp đồng, cam đoan... làm một việc gì đó.
3. Hành động trình bày
c. Người nói muốn người nghe làm một việc gì đó.
4. Hành động hứa hẹn
d. Người nói bày tỏ thái độ ca ngợi, chê bai, trách cứ, vui mừng, lo sợ...
Câu 2. (1 điểm)
Cho câu thơ:
..."Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng"
..........................................................
Bằng trí nhớ, em hãy chép lại những câu thơ tiếp theo, để hoàn thiện đoạn thơ cuối bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh.
Câu 3. (2 điểm)
Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn viết:
"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng..."
Em hãy chỉ rõ và phân tich giá trị biểu đạt của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn trên.
Câu 4. (5 điểm)
Hình ảnh Hồ Chí Minh qua hai bài thơ Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng.
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2012-2013
MÔN THI: NGỮ VĂN 8
Câu 1: Mỗi ý đúng 0,5 điểm.
1- c 2- d 3- a 4- b
Câu 2: 1 điểm
- Nội dung: Chép đúng và đủ đoạn thơ.
- Hình thức : Đúng dấu câu, đoạn thơ.
Câu 3:
- Nghệ thuật: Sử dụng nhiều động từ mạnh: xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu; lối nói thậm xưng: trăm thân, nghìn xác, phơi ngoài nội cỏ, gói trong da ngựa.
- giá trị biểu đạt: Lòng sục sôi, nhiệt huyết và tinh thần quyết chiến của Trần Quốc Tuấn. (1,5 điểm)
+ Tâm trạng đau đớn, đắng cay, tủi nhục: tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa.
+ Lòng căm thù sục sôi, quyết không dung tha cho lũ giặc: chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
+ Tư thế hiên ngang, lẫm liệt cùng tinh thần quyết chiến kẻ thù: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
(0,5 điểm)
Câu 4: Bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
* Mở bài: 0,5 điểm
- Thơ Bác vừa thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của người nghệ sĩ, vừa phản ánh đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của vị lãnh tụ đầy nhiệt huyết và trách nhiệm đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Hai bài thơ Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng đã thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm và tinh thần lạc quan cách mạng của Bác.
* Thân bài: (4điểm )
- Tình yêu thiên nhiên say đắm của người nghệ sĩ: 1, 5 điểm
+ Bác cảm thấy thật thoải mái, vui thích khi được sống chan hòa với thiên nhiên (Tức cảnh Pác Bó).
+ Bác xốn xang, rạo rực trước một đêm trăng đẹp. Dù đang sống trong cảnh lao tù, Bác vẫn mở rộng tâm hồn giao hòa với vầng trăng sáng (Ngắm trăng).
+ Điều đó khẳng định Hồ Chí Minh có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế với vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Tinh thần lạc quan, nghị lực phi thường của người chiến sĩ: 2 điểm
+ Bác luôn ung dung, tự chủ, giữ vững tinh thần lạc quan và nghị lực cách mạng để vượt lên mọi gian nan, thử thách.
+ Bác vui vẻ biến gian nan, thiếu thốn thành đầy đủ sung túc cả về vật chất lẫn tinh thần.
+ Bác coi việc cứu dân, cứu nước là lẽ sống nên cuộc đời cách mạng dù gian khổ đến mấy vẫn thấy vui vẻ, lạc quan.
ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HỌC KỲ II
TÂN YÊN
Năm học: 2012-2013
Môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1. (2 điểm)
Nối hành động nói ở cột A cho phù hợp với các mục đích nói tương ứng ở cột B
A
B
1. Hành động điều khiển
a. Người nói kể, tả, thông báo, nhận định những điều mình cho là đúng.
2. Hành động bộc lộ tình cảm, cảm xúc
b. Người nói tự ràng buộc mình vào các hành động cụ thể như làm hợp đồng, cam đoan... làm một việc gì đó.
3. Hành động trình bày
c. Người nói muốn người nghe làm một việc gì đó.
4. Hành động hứa hẹn
d. Người nói bày tỏ thái độ ca ngợi, chê bai, trách cứ, vui mừng, lo sợ...
Câu 2. (1 điểm)
Cho câu thơ:
..."Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng"
..........................................................
Bằng trí nhớ, em hãy chép lại những câu thơ tiếp theo, để hoàn thiện đoạn thơ cuối bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh.
Câu 3. (2 điểm)
Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn viết:
"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng..."
Em hãy chỉ rõ và phân tich giá trị biểu đạt của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn trên.
Câu 4. (5 điểm)
Hình ảnh Hồ Chí Minh qua hai bài thơ Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng.
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2012-2013
MÔN THI: NGỮ VĂN 8
Câu 1: Mỗi ý đúng 0,5 điểm.
1- c 2- d 3- a 4- b
Câu 2: 1 điểm
- Nội dung: Chép đúng và đủ đoạn thơ.
- Hình thức : Đúng dấu câu, đoạn thơ.
Câu 3:
- Nghệ thuật: Sử dụng nhiều động từ mạnh: xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu; lối nói thậm xưng: trăm thân, nghìn xác, phơi ngoài nội cỏ, gói trong da ngựa.
- giá trị biểu đạt: Lòng sục sôi, nhiệt huyết và tinh thần quyết chiến của Trần Quốc Tuấn. (1,5 điểm)
+ Tâm trạng đau đớn, đắng cay, tủi nhục: tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa.
+ Lòng căm thù sục sôi, quyết không dung tha cho lũ giặc: chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
+ Tư thế hiên ngang, lẫm liệt cùng tinh thần quyết chiến kẻ thù: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
(0,5 điểm)
Câu 4: Bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
* Mở bài: 0,5 điểm
- Thơ Bác vừa thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của người nghệ sĩ, vừa phản ánh đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của vị lãnh tụ đầy nhiệt huyết và trách nhiệm đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Hai bài thơ Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng đã thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm và tinh thần lạc quan cách mạng của Bác.
* Thân bài: (4điểm )
- Tình yêu thiên nhiên say đắm của người nghệ sĩ: 1, 5 điểm
+ Bác cảm thấy thật thoải mái, vui thích khi được sống chan hòa với thiên nhiên (Tức cảnh Pác Bó).
+ Bác xốn xang, rạo rực trước một đêm trăng đẹp. Dù đang sống trong cảnh lao tù, Bác vẫn mở rộng tâm hồn giao hòa với vầng trăng sáng (Ngắm trăng).
+ Điều đó khẳng định Hồ Chí Minh có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế với vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Tinh thần lạc quan, nghị lực phi thường của người chiến sĩ: 2 điểm
+ Bác luôn ung dung, tự chủ, giữ vững tinh thần lạc quan và nghị lực cách mạng để vượt lên mọi gian nan, thử thách.
+ Bác vui vẻ biến gian nan, thiếu thốn thành đầy đủ sung túc cả về vật chất lẫn tinh thần.
+ Bác coi việc cứu dân, cứu nước là lẽ sống nên cuộc đời cách mạng dù gian khổ đến mấy vẫn thấy vui vẻ, lạc quan.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thuận
Dung lượng: 42,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)