Đề, đáp án (chính thức&dự bị của chuyên&đại trà)
Chia sẻ bởi Trần Thành Lê |
Ngày 12/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: Đề, đáp án (chính thức&dự bị của chuyên&đại trà) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM
ĐỀ DỰ BỊ
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn - Đề chuyên
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm):
Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô.
(Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long- Ngữ văn 9- Tập I- NXBGD- 2012, tr.187)
Hình ảnh một bó hoa nào khác nữa trong đoạn văn trên được sử dụng theo biện pháp tu từ nào? Em hiểu ý nghĩa hình ảnh đó như thế nào?
Câu 2 (3.0 điểm):
LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá”?
Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát, và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
(Dẫn theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2009, tr 160).
Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1,5 trang giấy thi) bàn về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống.
Câu 3 (5,0 điểm):
Bài thơ đồng chí của Chính Hữu thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
(SGK Ngữ văn 9- tập 1- NXBGDVN 2009- tr.131)
Qua bài thơ Đồng chí, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
HẾT
Họ và tên thí sinh: ............................................................Số báo danh: .................................................................
Họ và tên giám thị 1: .................................................. Họ và tên giám thị 2: ................................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM
ĐỀ DỰ BỊ
HƯỚNG DẪN CHẤM TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn - Đề chuyên
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG:
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh; cần chủ động linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho điểm. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng, hoặc có những cảm nhận riêng nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đề bài thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn chấm.
Chỉ cho điểm tối đa nếu đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng (bài viết đủ ý, bố cục chặt chẽ, hoàn chỉnh, diễn đạt tốt, có cảm xúc, không hoặc mắc ít lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp, chữ viết cẩn thận). Những bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt, có sáng tạo cần được khuyến khích.
Sau khi cộng điểm toàn bài mới làm tròn theo nguyên tắc: điểm toàn bài làm tròn đến 0,25; 0,5; 0,75.
B. CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu
Ý
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu 1
(2,0 đ)
- Hình ảnh bó hoa nào khác nữa được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ.
0,5
- Ý nghĩa: Đó là những giá trị tinh thần mà cô gái đã tìm thấy ở anh. Từ những điều cô chứng kiến, nghe được, từ những trang sách anh đọc dở, cô nhận ra vẻ đẹp tâm hồn anh. Anh trở thành tấm gương cho cô noi theo, cho cô yên tâm với những sự lựa chọn của mình.
Lưu ý: Học sinh phải viết thành đoạn văn.
1,5
Câu 2
(3,0 đ)
I. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
II. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về nội dung câu chuyện, suy nghĩ về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống; thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, song bài viết cần đạt được những kiến thức cơ bản sau:
1
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống.
0,25
2
Khái quát chung và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
0,5
3
Trình bày suy nghĩ của bản thân về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống được gợi lên từ câu chuyện:
a
- Giải thích:
+ Sự tha thứ: Là việc bỏ qua, không trách cứ, chấp nhặt, hay trừng phạt những sai trái, lỗi lầm của người khác.
+ Lòng biết ơn: Là sự thể hiện việc hiểu và nhớ công ơn của người khác đối với mình.
0,5
b
- Phân tích, chứng minh:
+ Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gây ra những lỗi lầm, sai trái vì vậy cần phải nhận được sự tha thứ, bao dung của mọi người.
+ Sự tha thứ giúp cho người mắc lỗi có cơ hội được sửa chữa; giúp cho bản thân tìm thấy được sự thanh thản và làm cho cuộc sống bớt đi sự căng thẳng, xung đột (viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát …)
+ Cần khắc ghi những ân nghĩa vào lòng, phải biết ơn những người đã đem đến cho mình những điều tốt đẹp (biết khắc ghi những ân nghĩa lên đá)
1,0
c
- Bình luận:
+ Sự tha thứ và lòng biết ơn là một phẩm chất cần thiết, cao đẹp, là nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam.
+ Phê phán những người sống không có lòng biết ơn và sự tha thứ…
0,5
4
Bài học nhận thức và hành động: Cần phải biết sống có tấm lòng bao dung, vị tha; biết ghi ơn những con người đã mang lại cho mình những điều tốt đẹp…
0,25
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí vẫn được chấp nhận.
Câu 3
(5,0 đ)
I. Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh biết cách làm bài nghị luận vể một vấn đề trong một tác phẩm văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, luận điểm rõ ràng, không mắc lỗi chính tả…
II. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở nắm được tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
1
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
0,5
2
Phân tích bài Đồng chí để làm sáng tỏ vấn đề:
a
Những chi tiết giản dị chân thực như đi thẳng từ đời sống vào bài thơ:
- Để khắc họa hình ảnh người lính trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với bao thiếu thốn, khó khăn gian khổ (áo rách, quần vá, chân không giày), ốm đau, bệnh tật (sốt run người vừng trán ướt mồ hôi).
- Để nói lên sự gắn bó keo sơn của tình đồng chí (đêm rét chung chăn; thương nhau tay nắm lấy bàn tay; đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới)
1,5
b
Những hình ảnh cô đọng, giàu sức biểu cảm:
- Để khắc họa hình ảnh người lính cách mạng: Về nguồn gốc xuất thân của họ (quê hương anh nước mặn đồng chua, làng tôi đất cày lên sỏi đá); về quyết tâm gác lại những gánh nặng gia đình để đi chiến đấu của họ (gian nhà không mặc kệ gió lung lay); về tinh thần lạc quan (miệng cười buốt giá) và lắng đọng nhất là hình ảnh nói về khát vọng chiến đấu để đem lại cuộc sống hòa bình cho đất nước (đầu súng trăng treo).
- Để nói lên sự gắn bó keo sơn của tình đồng chí (Súng bên súng đầu sát bên đầu), những cặp hình ảnh sóng đôi (quê hương anh – làng tôi, anh với tôi, áo anh – quần tôi).
1,5
c
Ngôn ngữ giản dị, cô đọng:
- Những từ Hán Việt được dùng vừa để nói lên sự gắn bó, thân thiết, vừa thể hiện sự thiêng liêng, trang trọng khi nói về tình đồng chí (tri kỉ, đồng chí) xen lẫn với những từ dân dã phù hợp với chất nông dân của người lính (mặc kệ).
- Hệ thống từ cùng trường nghĩa gợi lên sự gắn bó keo sơn (với, quen, bên, sát, chung, nhớ, thương, nắm, cạnh…)
1,0
3
Đánh giá chung:
- Chính Hữu đã rất thành công trong việc sử dụng bút pháp tả thực với những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ chân thực, cụ thể, cô đọng, giàu sức biểu cảm để nói về cuộc sống của người lính trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
0,5
HẾT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM
ĐỀ DỰ BỊ
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1,0 điểm):
Kể tên các phương châm hội thoại đã học.
Dựa vào những từ ngữ in đậm, em hãy cho biết lời nói của các nhân vật trong đoạn trích sau đây liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?
- Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!
(Làng – Kim Lân)
Câu 2 (2,0 điểm):
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
a. Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
b. Phân tích ngắn gọn hiệu quả của hình ảnh so sánh có trong đoạn thơ trên.
Câu 3 (3,0 điểm):
Hãy viết
HÀ NAM
ĐỀ DỰ BỊ
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn - Đề chuyên
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm):
Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô.
(Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long- Ngữ văn 9- Tập I- NXBGD- 2012, tr.187)
Hình ảnh một bó hoa nào khác nữa trong đoạn văn trên được sử dụng theo biện pháp tu từ nào? Em hiểu ý nghĩa hình ảnh đó như thế nào?
Câu 2 (3.0 điểm):
LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá”?
Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát, và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
(Dẫn theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2009, tr 160).
Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1,5 trang giấy thi) bàn về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống.
Câu 3 (5,0 điểm):
Bài thơ đồng chí của Chính Hữu thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
(SGK Ngữ văn 9- tập 1- NXBGDVN 2009- tr.131)
Qua bài thơ Đồng chí, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
HẾT
Họ và tên thí sinh: ............................................................Số báo danh: .................................................................
Họ và tên giám thị 1: .................................................. Họ và tên giám thị 2: ................................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM
ĐỀ DỰ BỊ
HƯỚNG DẪN CHẤM TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn - Đề chuyên
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG:
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh; cần chủ động linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho điểm. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng, hoặc có những cảm nhận riêng nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đề bài thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn chấm.
Chỉ cho điểm tối đa nếu đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng (bài viết đủ ý, bố cục chặt chẽ, hoàn chỉnh, diễn đạt tốt, có cảm xúc, không hoặc mắc ít lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp, chữ viết cẩn thận). Những bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt, có sáng tạo cần được khuyến khích.
Sau khi cộng điểm toàn bài mới làm tròn theo nguyên tắc: điểm toàn bài làm tròn đến 0,25; 0,5; 0,75.
B. CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu
Ý
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu 1
(2,0 đ)
- Hình ảnh bó hoa nào khác nữa được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ.
0,5
- Ý nghĩa: Đó là những giá trị tinh thần mà cô gái đã tìm thấy ở anh. Từ những điều cô chứng kiến, nghe được, từ những trang sách anh đọc dở, cô nhận ra vẻ đẹp tâm hồn anh. Anh trở thành tấm gương cho cô noi theo, cho cô yên tâm với những sự lựa chọn của mình.
Lưu ý: Học sinh phải viết thành đoạn văn.
1,5
Câu 2
(3,0 đ)
I. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
II. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về nội dung câu chuyện, suy nghĩ về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống; thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, song bài viết cần đạt được những kiến thức cơ bản sau:
1
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống.
0,25
2
Khái quát chung và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
0,5
3
Trình bày suy nghĩ của bản thân về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống được gợi lên từ câu chuyện:
a
- Giải thích:
+ Sự tha thứ: Là việc bỏ qua, không trách cứ, chấp nhặt, hay trừng phạt những sai trái, lỗi lầm của người khác.
+ Lòng biết ơn: Là sự thể hiện việc hiểu và nhớ công ơn của người khác đối với mình.
0,5
b
- Phân tích, chứng minh:
+ Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gây ra những lỗi lầm, sai trái vì vậy cần phải nhận được sự tha thứ, bao dung của mọi người.
+ Sự tha thứ giúp cho người mắc lỗi có cơ hội được sửa chữa; giúp cho bản thân tìm thấy được sự thanh thản và làm cho cuộc sống bớt đi sự căng thẳng, xung đột (viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát …)
+ Cần khắc ghi những ân nghĩa vào lòng, phải biết ơn những người đã đem đến cho mình những điều tốt đẹp (biết khắc ghi những ân nghĩa lên đá)
1,0
c
- Bình luận:
+ Sự tha thứ và lòng biết ơn là một phẩm chất cần thiết, cao đẹp, là nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam.
+ Phê phán những người sống không có lòng biết ơn và sự tha thứ…
0,5
4
Bài học nhận thức và hành động: Cần phải biết sống có tấm lòng bao dung, vị tha; biết ghi ơn những con người đã mang lại cho mình những điều tốt đẹp…
0,25
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí vẫn được chấp nhận.
Câu 3
(5,0 đ)
I. Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh biết cách làm bài nghị luận vể một vấn đề trong một tác phẩm văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, luận điểm rõ ràng, không mắc lỗi chính tả…
II. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở nắm được tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
1
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
0,5
2
Phân tích bài Đồng chí để làm sáng tỏ vấn đề:
a
Những chi tiết giản dị chân thực như đi thẳng từ đời sống vào bài thơ:
- Để khắc họa hình ảnh người lính trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với bao thiếu thốn, khó khăn gian khổ (áo rách, quần vá, chân không giày), ốm đau, bệnh tật (sốt run người vừng trán ướt mồ hôi).
- Để nói lên sự gắn bó keo sơn của tình đồng chí (đêm rét chung chăn; thương nhau tay nắm lấy bàn tay; đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới)
1,5
b
Những hình ảnh cô đọng, giàu sức biểu cảm:
- Để khắc họa hình ảnh người lính cách mạng: Về nguồn gốc xuất thân của họ (quê hương anh nước mặn đồng chua, làng tôi đất cày lên sỏi đá); về quyết tâm gác lại những gánh nặng gia đình để đi chiến đấu của họ (gian nhà không mặc kệ gió lung lay); về tinh thần lạc quan (miệng cười buốt giá) và lắng đọng nhất là hình ảnh nói về khát vọng chiến đấu để đem lại cuộc sống hòa bình cho đất nước (đầu súng trăng treo).
- Để nói lên sự gắn bó keo sơn của tình đồng chí (Súng bên súng đầu sát bên đầu), những cặp hình ảnh sóng đôi (quê hương anh – làng tôi, anh với tôi, áo anh – quần tôi).
1,5
c
Ngôn ngữ giản dị, cô đọng:
- Những từ Hán Việt được dùng vừa để nói lên sự gắn bó, thân thiết, vừa thể hiện sự thiêng liêng, trang trọng khi nói về tình đồng chí (tri kỉ, đồng chí) xen lẫn với những từ dân dã phù hợp với chất nông dân của người lính (mặc kệ).
- Hệ thống từ cùng trường nghĩa gợi lên sự gắn bó keo sơn (với, quen, bên, sát, chung, nhớ, thương, nắm, cạnh…)
1,0
3
Đánh giá chung:
- Chính Hữu đã rất thành công trong việc sử dụng bút pháp tả thực với những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ chân thực, cụ thể, cô đọng, giàu sức biểu cảm để nói về cuộc sống của người lính trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
0,5
HẾT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM
ĐỀ DỰ BỊ
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1,0 điểm):
Kể tên các phương châm hội thoại đã học.
Dựa vào những từ ngữ in đậm, em hãy cho biết lời nói của các nhân vật trong đoạn trích sau đây liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?
- Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!
(Làng – Kim Lân)
Câu 2 (2,0 điểm):
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
a. Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
b. Phân tích ngắn gọn hiệu quả của hình ảnh so sánh có trong đoạn thơ trên.
Câu 3 (3,0 điểm):
Hãy viết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thành Lê
Dung lượng: 231,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)