Đề- đáp án bài viết số 6
Chia sẻ bởi Trần Cao Duyên |
Ngày 12/10/2018 |
15
Chia sẻ tài liệu: Đề- đáp án bài viết số 6 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đề - Đáp án thi tuyển HSG cấp trường
Môn Ngữ văn 6
Năm học 2011/2012
Đề:
Điệp ngữ là gì? Cho ví dụ? (1 đ)
Hoán dụ là gì? Cho ví dụ? (1 đ)
Viết một bài thơ của Bác Hồ mà em biết và nêu ý chính của bài thơ ấy.
Bài viết: Chọn một bài thơ mà em đã học hoặc đã được đọc và nêu cảm nhận của em về bài thơ ấy. (2 đ)
Đáp án:
Điệp ngữ: Là phép lặp đi lặp lại một từ, một ngữ, một câu hoặc một cấu trúc ngữ pháp nhằm nhấn mạnh điều muốn diễn tả và làm cho câu thơ, câu văn thêm sinh động.
Ví dụ: Mai sau
Mai sau
Mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh (1đ)
Hoán dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi (1đ)
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
3. Viết đúng và nêu chính xác ý chính của bài thơ trong chương trình Ngữ văn 6 mà em đã học. (2 đ)
4. Bài viết:
Tác phẩm mà học sinh chọn phải có nội dung giáo dục tư tưởng tình cảm.
Bài viết có nội dung 3 phần. Trình bày theo các bước sau:
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Ấn tượng chung về tác phẩm khiến em chọn và nêu cảm nhận. (1đ)
Thân bài:
- Lần lượt trình bày cái hay, cái đẹp, ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, các biện pháp nghệ thuật của bài thơ. (2đ)
- Liên hệ phù hợp với một số bài thơ khác có cùng chủ đề. (1đ)
- Bài viết có sự kết hợp tốt giữa tự sự, biểu cảm, nghị luận và miêu tả nhưng chủ yếu là biểu cảm. (1đ)
c. Kết luận:
- Nội dung tư tưởng của bài thơ, cái đẹp của hình tượng bài thơ đã tác động vào đời sống tình cảm và nhận thức của em như thế nào? (1đ)
Trần Cao Duyên
Môn Ngữ văn 6
Năm học 2011/2012
Đề:
Điệp ngữ là gì? Cho ví dụ? (1 đ)
Hoán dụ là gì? Cho ví dụ? (1 đ)
Viết một bài thơ của Bác Hồ mà em biết và nêu ý chính của bài thơ ấy.
Bài viết: Chọn một bài thơ mà em đã học hoặc đã được đọc và nêu cảm nhận của em về bài thơ ấy. (2 đ)
Đáp án:
Điệp ngữ: Là phép lặp đi lặp lại một từ, một ngữ, một câu hoặc một cấu trúc ngữ pháp nhằm nhấn mạnh điều muốn diễn tả và làm cho câu thơ, câu văn thêm sinh động.
Ví dụ: Mai sau
Mai sau
Mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh (1đ)
Hoán dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi (1đ)
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
3. Viết đúng và nêu chính xác ý chính của bài thơ trong chương trình Ngữ văn 6 mà em đã học. (2 đ)
4. Bài viết:
Tác phẩm mà học sinh chọn phải có nội dung giáo dục tư tưởng tình cảm.
Bài viết có nội dung 3 phần. Trình bày theo các bước sau:
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Ấn tượng chung về tác phẩm khiến em chọn và nêu cảm nhận. (1đ)
Thân bài:
- Lần lượt trình bày cái hay, cái đẹp, ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, các biện pháp nghệ thuật của bài thơ. (2đ)
- Liên hệ phù hợp với một số bài thơ khác có cùng chủ đề. (1đ)
- Bài viết có sự kết hợp tốt giữa tự sự, biểu cảm, nghị luận và miêu tả nhưng chủ yếu là biểu cảm. (1đ)
c. Kết luận:
- Nội dung tư tưởng của bài thơ, cái đẹp của hình tượng bài thơ đã tác động vào đời sống tình cảm và nhận thức của em như thế nào? (1đ)
Trần Cao Duyên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Cao Duyên
Dung lượng: 26,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)