Đề ĐA văn Thi thử vào 10 Tam Duong lần 2

Chia sẻ bởi Lê Quí Hùng | Ngày 12/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Đề ĐA văn Thi thử vào 10 Tam Duong lần 2 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM 2012
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Đề thi này gồm 01 trang


Câu 1. (1,5 điểm) Cho đoạn văn sau:
“Chúng ta nhận rõ cái kì diệu của văn nghệ khi chúng ta nghĩ đến những người rất đông, không phải ở trốn trong một cơ quan bí mật, không phải bị giam trong một nhà pha, mà bị tù trung thân trong cuộc đời u tối, vất vả không mở được mắt. Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, sống tối tăm, vậy mà biến đổi khác hẳn, khi họ hát ru hay hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao, khi họ chen nhau say mê xem một buổi chèo. Câu ca dao tự bao đời truyền lại đã gieo vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường. Và khi ánh đèn buổi chèo, những nhân vật ra trò, những lời nói, những câu hát, làm cho những con người ẩy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.”
(Tiếng nói của văn nghệ- Nguyễn Đình Thi)
a) Xác định vị trí câu chủ đề của đoạn văn trên?
b) Những câu trong đoạn văn được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào?
Câu 2. (2,5 điểm)
Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân của tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
a) Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo của hai câu thơ trên.
b) Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Cảnh ngày xuân.
c) Giải nghĩa từ : thanh minh và đạp thanh.
Câu 3. (6,0 điểm)
Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.


---------- HẾT ----------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn
HDC này gồm 03 trang


Câu

Hướng dẫn - Đáp án
Điểm

1
a
Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn
0,5


b
- Phép thế: (những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước - những người rất đông)
- Phép lặp: ( câu ca dao; văn nghệ)
- Phép nối: (Và)

0.25
0.5
0.25

2
a
Chép tiếp 6 câu thơ:
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tìên giấy bay.
1.0



b
Giá trị nội dung: Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.
Giá trị nghệ thuật: từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình.
0.5

0.5


c
Thanh minh: tiết vào đầu tháng ba, mùa xuân khí trười mát mẻ, trong trẻo, ngưòi ta đi tảo mộ, tức là đi viếng và sửa sang lại phần mộ của người thân.
Đạp thanh: Giẫm lên cỏ xanh
0.25

0.25

3

I. MỞ BÀI (0.5)
+ "Đồng chí" là bài thơ hay nhất của Chính Hữu viết về người nông dân mặc áo lính trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Bài thơ được viết vào đầu xuân 1948, sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, nó đã đi qua một hành trình nửa thế kỉ, làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu.
+ Bài thơ "Đồng chí" ca ngợi tình đồng đội gian khổ có nhau, vào sinh ra tử có nhau của các anh bộ đội Cụ Hồ, những người nông dân yêu nước đi bộ đội đánh giặc trong những năm đầu gian khổ thời 9 năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954).
II. THÂN BÀI (5.0)
* Khái quát mạch cảm xúc:
Bài thơ gồm 20 dòng, có 3 đoạn, mỗi đoạn có một cảm xúc riêng thường dồn tụ vào câu thơ cuối để gây ấn tượng sâu đậm:
- Đoạn đầu có thể xem là sự lí giải về cơ sở hình thành tình đồng chí.
- Đoạn thứ hai là sự thể hiện tình đồng chí.
- Đoạn thứ ba là ba dòng cuối được tác giả tách ra
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Quí Hùng
Dung lượng: 72,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)