Đề+ĐA Văn thi thử vào 10 (Nhân Chính)
Chia sẻ bởi Ngô Tùng Toại |
Ngày 12/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: Đề+ĐA Văn thi thử vào 10 (Nhân Chính) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD-ĐT LÝ NHÂN
TRƯÒNG THCS NHÂN CHÍNH
ĐỀ TRA CHẤT LƯỢNG THI VÀO LỚP 10 THPT, NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài: 150 phút, không kể giao đề)
Câu 1: (2,0 điểm)
Chỉ ra các phép liên kết và những từ ngữ dùng để liên kết câu trong đoạn văn sau:
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.”
(Nguyễn Đình Thi - “Tiếng nói của văn nghệ”,
SGK Ngữ văn 9, Tập hai - NXB Giáo dục - 2009)
Câu 2: (2điểm): Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau:
" Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
("Nói với con" - Y Phương
Câu 3: (2,5 điểm))
Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Hãy viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Câu 4: (3,5 điểm)
Hãy phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng (phần trích trong SGK Ngữ văn 9, Tập một - NXB Giáo dục) để thấy được tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con.
PHÒNG GD-ĐT LÝ NHÂN
TRƯÒNG THCS NHÂN CHÍNH
ĐÁP ÁN CHẤM
MÔN: NGỮ VĂN THI VÀO LỚP 10 THPT
Câu 1: (2 điểm)
Các phép liên kết:
- Phép lặp từ ngữ: tác phẩm (0,5 điểm)
- Phép dùng từ ngữ đồng nghĩa, cùng trường liên tưởng: (những vật liệu mượn ở thực tại) cái đã có rồi; (tác phẩm) nghệ sĩ (0,5 điểm)
- Phép thế : Anh (0,5 điểm)
- Phép nối: nhưng (0,5 điểm)
Câu 2 : (2 điểm)
Trình bày cảm nhận về hai câu thơ “Người đồng mình ... phong tục” ( “Nói với con”- Y Phương)(2điểm)
Yêu cầu về kiến thức:
1. Về nội dung (1,5điểm)
- “Người đồng mình” là những người “tự đục đá kê cao quê hương”, lao động cần cù, không lùi bước trước khó khăn gian khổ, tự lực, tự cường xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình (Câu 1).
- Họ là những người sáng tạo và lưu truyền phong tục, tập quán tốt đẹp riêng của dân tộc mình và lấy quê hương làm chỗ dựa cho tâm hồn.
- Nói với con điều trên, người cha muốn con hiểu được phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình” để tự hào về quê hương, dân tộc và muốn con kế tục truyền thống ấy.
2. Về nghệ thuật:(0,5 diểm)
- Lời thơ mộc mạc, chân chất đậm đà bản sắc dân tộc: “Người đồng mình” là cách nói riêng mộc mạc mang tính địa phương của người Tày để mở đầu cho hai câu thơ trên.
- Hình ảnh trong các câu thơ cụ thể mà khái quát, mộc mạc mà giàu chất thơ, tiêu biểu cho cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.
Yêu cầu về hình thức:
- Đảm bảo hình thức một đoạn văn.
- Đảm bảo tình liên kết.
- Diễn đạt mạch lạc ,rõ ràng.
Câu 3: (2,5 điểm)
Học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Tùng Toại
Dung lượng: 64,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)