Đề ĐA Văn 9 Kì II.2012
Chia sẻ bởi Lương Hiền An |
Ngày 12/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: Đề ĐA Văn 9 Kì II.2012 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC KỲ II
TRIỆU PHONG NĂM HỌC: 2011-2012 HỌC
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1.0đ)
Chép thuộc lòng bốn câu thơ cuối trong bài Nói với con - Y Phương
Câu 2: (1.0đ)
Chỉ ra và cho biết tên gọi của thành phần biệt lập trong các câu sau:
a. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)
b. Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. (Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
c. Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. (Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới - Vũ Khoan)
d. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Câu 3: (3.0đ)
Viết một văn bản nghị luận ngắn (không quá 20 câu) trình bày suy nghĩ của em về việc đọc sách - một con đường quan trọng để tích lũy nâng cao học vấn.
Câu 4: (5.0đ)
Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu…
(Sang thu – Hữu Thỉnh)
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9 - HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2011-2012
CÂU
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
ĐIỂM
1
1 (điểm)
-Chép chính xác 4 câu cuối bài Nói với con - Y Phương
Sai 2 lỗi chính tả trừ 0.25đ.
Sai, thiếu, thừa 1 từ trừ 0.25đ.
Đảo trật tự từ trong một câu thơ trừ 0.25đ.
Không ghi tên bài thơ, tác giả trừ 0.25đ.
1.0đ
2
1 (điểm)
a) Thành phần phụ chú: Và cũng là đứa con duy nhất của anh
b) Thành phần gọi đáp: Vâng
c) Thành phần tình thái: có lẽ
d) Thành phần cảm thán: Chao ôi
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
3
3 (điểm)
- Viết văn bản nghị luận nêu suy nghĩ về việc đọc sách văn bản có bố cục 3 phần: mở bài -thân bài - kết bài; đảm bảo độ dài quy định của đề ra.
Nội dung văn bản cần đảm bảo các ý: Giải thích sách là gì? Nêu giá trị của việc đọc sách; phê phán những người có thái độ thờ ơ với việc đọc sách, đọc qua loa ngấu nghiến, xem việc đọc sách là không cần thiết; xây dựng thái độ đúng với việc đọc sách đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh.
1.0 đ
2.0 đ
4
(5 (điểm)
Yêu cầu chung:
Về kỹ năng: Học sinh nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lời văn gợi cảm, ít lỗi chính tả, ngữ pháp.
Về kiến thức: Học sinh nêu cảm nhận về sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu ở một vùng quê Bắc bộ. Những cảm nhận tinh tế của tác giả về tín hiệu của sự chuyển mùa lúc sang thu: hương ổi chín lan tỏa trong không gian phả vào làn gió se; màn sương mờ ảo giăng mắc nhẹ nhàng chầm chậm di chuyển; dòng sông dềnh dàng trôi; đàn chim vội vã quay về; đám mây mùa hạ nối hai mùa hạ - thu…
Cảm nhận về cách dùng từ đặc sắc, các biện pháp tu từ sinh động, sự quan sát tinh tế của nhà thơ thể hiện cảnh giao mùa từ mơ hồ đến rõ nét.
Tùy theo mức độ đạt được theo yêu cầu của bài làm và những lỗi học sinh mắc phải trong bài, giáo viên sẽ cho điểm cụ thể
4-5 điểm: bài làm tốt, có thể có vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
3-3,5 điểm: bài làm khá tốt, đã nêu được nội dung cơ bản, có 3-4 lỗi về diễn đạt.
2,5 điểm: bài đáp ứng ½ số ý, diễn đạt được,
TRIỆU PHONG NĂM HỌC: 2011-2012 HỌC
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1.0đ)
Chép thuộc lòng bốn câu thơ cuối trong bài Nói với con - Y Phương
Câu 2: (1.0đ)
Chỉ ra và cho biết tên gọi của thành phần biệt lập trong các câu sau:
a. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)
b. Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. (Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
c. Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. (Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới - Vũ Khoan)
d. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Câu 3: (3.0đ)
Viết một văn bản nghị luận ngắn (không quá 20 câu) trình bày suy nghĩ của em về việc đọc sách - một con đường quan trọng để tích lũy nâng cao học vấn.
Câu 4: (5.0đ)
Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu…
(Sang thu – Hữu Thỉnh)
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9 - HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2011-2012
CÂU
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
ĐIỂM
1
1 (điểm)
-Chép chính xác 4 câu cuối bài Nói với con - Y Phương
Sai 2 lỗi chính tả trừ 0.25đ.
Sai, thiếu, thừa 1 từ trừ 0.25đ.
Đảo trật tự từ trong một câu thơ trừ 0.25đ.
Không ghi tên bài thơ, tác giả trừ 0.25đ.
1.0đ
2
1 (điểm)
a) Thành phần phụ chú: Và cũng là đứa con duy nhất của anh
b) Thành phần gọi đáp: Vâng
c) Thành phần tình thái: có lẽ
d) Thành phần cảm thán: Chao ôi
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
3
3 (điểm)
- Viết văn bản nghị luận nêu suy nghĩ về việc đọc sách văn bản có bố cục 3 phần: mở bài -thân bài - kết bài; đảm bảo độ dài quy định của đề ra.
Nội dung văn bản cần đảm bảo các ý: Giải thích sách là gì? Nêu giá trị của việc đọc sách; phê phán những người có thái độ thờ ơ với việc đọc sách, đọc qua loa ngấu nghiến, xem việc đọc sách là không cần thiết; xây dựng thái độ đúng với việc đọc sách đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh.
1.0 đ
2.0 đ
4
(5 (điểm)
Yêu cầu chung:
Về kỹ năng: Học sinh nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lời văn gợi cảm, ít lỗi chính tả, ngữ pháp.
Về kiến thức: Học sinh nêu cảm nhận về sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu ở một vùng quê Bắc bộ. Những cảm nhận tinh tế của tác giả về tín hiệu của sự chuyển mùa lúc sang thu: hương ổi chín lan tỏa trong không gian phả vào làn gió se; màn sương mờ ảo giăng mắc nhẹ nhàng chầm chậm di chuyển; dòng sông dềnh dàng trôi; đàn chim vội vã quay về; đám mây mùa hạ nối hai mùa hạ - thu…
Cảm nhận về cách dùng từ đặc sắc, các biện pháp tu từ sinh động, sự quan sát tinh tế của nhà thơ thể hiện cảnh giao mùa từ mơ hồ đến rõ nét.
Tùy theo mức độ đạt được theo yêu cầu của bài làm và những lỗi học sinh mắc phải trong bài, giáo viên sẽ cho điểm cụ thể
4-5 điểm: bài làm tốt, có thể có vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
3-3,5 điểm: bài làm khá tốt, đã nêu được nội dung cơ bản, có 3-4 lỗi về diễn đạt.
2,5 điểm: bài đáp ứng ½ số ý, diễn đạt được,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lương Hiền An
Dung lượng: 46,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)