De & DA thi khao sat GvTH TOAN VÀ TV 2009

Chia sẻ bởi Lê Trọng Châu | Ngày 10/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: De & DA thi khao sat GvTH TOAN VÀ TV 2009 thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI KSCL GIÁO VIÊN TIỂU HỌC DẠY VĂN HÓA
MÔN TIẾNG VIỆT, NĂM HỌC 2009 - 2010
(Thời gian làm bài: 60 phút)
–––––––––––––––––

Câu 1. Chọn và xếp các từ có trong khổ thơ sau vào 3 nhóm từ thích hợp: Từ đơn, từ ghép, từ láy:
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng”.
Câu 2. Xác định thành phần ngữ pháp của các câu sau:
a) Sáng nay, có ba giáo viên Tiểu học thi lại môn Tiếng Việt.
b) Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.
c) Làng quê tôi đã khuất hẵn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.
Câu 3. Chép lại đoạn văn sau cho đúng chính tả và đặt dấu câu vào những chỗ thích hợp:
Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng bào Kinh hay Tày Mường hay Dao Gia- rai hay Ê - đê Xơ- đăng hay Ba - na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt nam đều là anh em ruột thịt chúng ta sống chết có nhau sướng khổ cùng nhau no đói giúp nhau.

Câu 4. Mở đầu bài thơ “Tre Việt Nam” tác giả Nguyễn Duy đã viết:
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa.... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?
a) Hãy nêu biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong khổ thơ trên?
b) Dựa theo ý thơ trên hãy viết đoạn văn miêu tả luỹ tre làng?

PHÒNG GD – ĐT LỘC HÀ
================
Ghi chú: - Điểm trình bày toàn bài 1 điểm.
- Không được sử dụng: điện thoại di động, máy nhắn tin, các tài liệu liên quan và trao đổi trong phòng thi.



ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN TIẾNG VIỆT

Câu 1(2đ): Chọn và xếp các từ có trong khổ thơ sau vào 3 nhóm từ thích hợp: Từ đơn, từ ghép, từ láy:
Từ đơn (1đ)
Từ ghép (0.5đ)
Từ láy (0.5đ)

Cái, xắc, cái, chân, cái, đầu, đội, lệch, mồm, vang, như, nhảy, trên, đường, vàng.
Chú bé, ca lô, huýt sáo, con chim chích.
loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, xinh xinh


Câu 2 (2đ): Xác định thành phần ngữ pháp của các câu sau:
a) Sáng nay, có ba giáo viên tiểu học thi lại môn Tiếng Việt (0.5đ)
b) Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. (0.75đ)
c) Làng quê tôi đã khuất hẵn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. (0.75đ)
Câu 3 (2đ): Chép lại đoạn văn sau cho đúng chính tả và đặt dấu câu vào những chỗ thích hợp:
Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba- na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
(Điền đúng 8 dấu câu và viết hoa 2 chữ đúng cho 2điểm, điền sai mỗi dấu hoặc không viết hoa mỗi chữ trừ 0,2đ. Bài này chỉ co 2 chữ chưa viết hoa, đó là: Đồng, Chúng)
Câu 4 (4đ): a) Nêu được: - Khổ thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật câu hỏi tu từ (Hỏi nhưng không cần trả lời)
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi? (0.5đ)
- Cây tre đã từ xa xưa là người bạn thuỷ chung của con người Việt Nam yêu nước. Cây tre đã trở thành một trong những biểu tượng đẹp đẽ về sức sống và phẩm chất của con người Việt Nam: Cần cù, lạc quan, thương yêu, đùm bọc và kiên cường, bất khuất. (Nêu đúng ý cho 0.5đ)
b) Viết đúng thể loại văn miêu tả, miêu tả: Luỹ tre làng.
Tuỳ theo bài viết mà cho điểm từ (0 – 3 điểm).

ĐỀ THI KSCL GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Trọng Châu
Dung lượng: 68,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)