Đề+ĐA thi HSG_Văn 9 (Mỹ Quang-Phù Mỹ 10-11)
Chia sẻ bởi Ngô Tùng Toại |
Ngày 12/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: Đề+ĐA thi HSG_Văn 9 (Mỹ Quang-Phù Mỹ 10-11) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Phòng GD-ĐT Phù Mỹ
ĐỀ THI TUYỂN HỌC SINH GIỎI
MÔN VĂN. LỚP 9 . Ngày thi: 07 /10/2010
Thời gian làm bài :150 phút (không kể thời gian chép đề)
...............................................................................................
Câu1 (4 điểm):
Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (sách Ngữ văn 9, tập I), lời nói nào của bé Đản có liên quan đến cái bóng ?
Phân tích ý nghĩa và tác dụng nghệ thuật của chi tiết cái bóng đó.
Câu 2 (6 điểm):
Kết thúc văn bản Cổng trường mở ra, nhà văn Lí Lan đã để cho người mẹ nói với con: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”.
Em đã cảm nhận được điều gì về thế giới kì diệu ấy ? Qua đó hãy trình bày những suy nghĩ của mình về vai trò của nhà trường đối với bản thân mình và đối với xã hội .
Câu 3 (10 điểm):
Điểm giống và khác nhau về tình yêu thiên nhiên đất nước qua các bài thơ: Quê hương của Tế Hanh, Khi con tu hú của Tố Hữu và bài Cảnh khuya của Hồ Chí minh.
..............................................................................................................
Phòng GD-ĐT Phù Mỹ
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN
HỌC SINH GIỎI MÔN VĂN.
Lớp 9 . Ngày thi: 07/10/2010
...............................................................................
Câu 1(4 diểm):
+ Lời nói của bé Đản có liên quan đến chi tiết cái bóng:
- Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít. Hoặc: Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng không bao giờ bế Đản cả. (0,5 điểm)
- Cha Đản lại đến kia ! ( Nó chỉ cái bóng của Trương sinh ở trên vách) (0,5 điểm)
+ Phân tích ý nghĩa và tác dụng nghệ thuật:
Cái bóng xuát hiện 2 lần: Lấn một, khi Vũ Nương còn sống, đó là cái bóng của nàng. Vũ Nương nói dối với con như thế là để cho con được vui, con nàng như luôn có cha bên cạnh. Một phần để nàng tự an ủi mình, thấy mình luôn gắn bó cùng chồng , hạnh phúc bên chồng con. Và đó cũng là mơ ước, khát vọng được hạnh phúc của nàng . Nhưng đối với Trương Sinh, đây là nguyên nhân làm sôi lên sự ghen tức điên cuồng, bộc lộ tất cả bản chất của kẻ ít học, đa nghi, hồ đồ, cả ghen. Lần hai, khi Vũ Nương đã chết, lần này cái bóng là bóng của Trương Sinh. Cái bóng đã làm cho chàng tỉnh ngộ, giúp chàng hiểu được lòng chung thuỷ sắt son của vợ và giúp giải oan cho Vũ Nương . (1,5 điểm)
Cái bóng là chi tiết sáng tạo nghệ thuật đặc sắc (Trong truyện cổ tích, cái bóng chỉ được nói đến một lần). Nó có giá trị thắt nút, mở nút. Cái bóng đã đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, khiến Trương Sinh ghen tức lồng lộn, điên cuồng, mất cả trỉ khôn, đã khiến cho Vũ Nương phải chết oan . Chính cái bóng đã chiêu tuyết cho nàng . Chi tiết cái bóng còn có ý nghĩa triết lí sâu xa. (1,5 điểm)
Câu 2 (6 điểm):
Yêu cầu chung: Biết cách làm một bài nghị luận xã hội, bài viết có bố cục ba phần, có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sáng tạo, lí lẽ sắc bén, giàu sức thuyết phục.
Yêu cầu cụ thể:
Mở bài: Giới thiệu nội dung văn bản “Cổng trường mở ra”, nêu luận điểm . (0,5 điểm)
Thân bài: (5 điểm)
Cảm nhận được những điều kì diệu trong học đường: (2 điểm)
Đó là thế giới của tri thức, của chữ nghĩa, của khoa học kỹ thuật và công nghệ ...đến trường chúng ta học được bao điều mới mẻ, kì diệu. Quả thật nhà trường là lò đúc nhân tài . Nhà trường còn là thế giới của ý chí, nghị lực, khát vọng và niềm tin giúp ta ra sức tôi luyện và phấn đấu để vươn tới tương lai. Một điều lớn lao và gần gũi khác: nhà trường là thế giới của tình bạn, tình thầy trò, sự cảm thông, quan tâm giúp đỡ, sẻ chia, là thế giới của tình yêu thương, lòng nhân hậu bao dung... (2 điểm)
Suy nghĩ về vai trò giáo dục của nhà trường hiện nay: (3 điểm)
-Giáo dục trở thành
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Tùng Toại
Dung lượng: 54,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)