Đề+ĐA thi HSG_Văn 9 (Mỹ Phong-Phù Mỹ 10-11)

Chia sẻ bởi Ngô Tùng Toại | Ngày 12/10/2018 | 14

Chia sẻ tài liệu: Đề+ĐA thi HSG_Văn 9 (Mỹ Phong-Phù Mỹ 10-11) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ ĐỀ ĐỀ XUẤT THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
TRƯỜNG THCS MỸ PHONG MÔN : NGỮ VĂN 9 – Năm học 2010 – 2011
Thời gian : 150 phút (không kể thời gian phát đề)

A/ĐỀ :
Câu 1 : (6đ) Trình bày cảm nhận của em về những câu thơ sau :
“Người lên ngựa kẻ chia bào
Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san
Dặm hồng buội cuốn, chinh an
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh
Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.”
( Trích : Truyện Kiều – Nguyễn Du )

Câu 2 : (14đ) “Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật , một nhân vật thường vẫn kín đáo , lặng lẽ nhưng không mấy khi không có mặt và luôn luôn thắm đượm tình người.”
( Hoài Thanh )
Với những hiểu biết về Truyện Kiều và một số đoạn trích Truyện Kiều đã học em hãy làm sáng tỏ nhận định trên ?
























B/ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM :
Câu 1 (6đ) Học sinh cảm nhận đảm bảo các ý sau :
- Khổ thơ mở đầu bằng hình ảnh “Người lên ngựa kẻ chia bào” “người” và “kẻ”û tạo ra cảm giác cô lập trong trong từng nhân vật , theo hướng đi của từng người. “Người lên ngựa” chính là Thúc Sinh, “kẻ chia bào” là Thuý Kiều . Buổi tiễn đưa trong sự lưu luyến của kẻ đi và sự bịn rịn của người ở lại .Nhịp 3/3 như báo hiệu giờ chia tay đã điểm .Thúc Sinh lên ngựa Kiều đã buôn vạt áo chàng .Cảnh cũng như tâm trạng của nàng :
“Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san
Cả khu rừng phong ngày thu ấy mang một màu đỏ như bao giọt lệ thấm máu của kẻ tiễn đưa trong thơ cổ :
“Rừng phong bao lá đỏ tươi
Đều là nước mắt của người biệt li.”
“Màu quan san” là cách trở ,chia lìa .Thiên nhiên bị nhuộm bởi cái màu tâm trạng buồn bã .Câu thơ mang âm hưởng sâu lắng bởi mùa thu nào cũng thế , nên thơ nhưng lại buồn .Những cây phong bên đường cũng đồng tâm trạng với con người , cũng nhuốm cả màu quan san . Cây phong là cây lá đỏ khi thu về hai người chia tay lúc bấy giờ bị trùm lên bởi không gian buồn đó , bị rừng phong truyền cho sự lưu luyến ,xúc động đến ray rức hay là cả khung cảnh bị chính tâm trạng của Kiều và Thúc Sinh nhuốm màu li biệt. Chính vì lẽ đó mà Nguyễn Du đã viết :
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”
Câu thơ tám chữ hai thanh trắc gợi lên cho người đọc cảm giác buồn, lại buồn thêm.(1.5đ)
- Quyến luyến rồi đến lúc phải ra đi, vó ngựa vang lên giữa không gian quạnh vắng, Thúc Sinh đi mang theo cả trời thương nhớ và mắt ai dõi theo từng bước chân :
“Dặm hồng buội cuốn, chinh an
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.”
Bụi hồng cuốn mù mịt trên đường nhỏ ,người đã qua cả những hàng dâu ,khuất sau cây lá. Nhưng đi trong vết bụi hồng ,người ở lại trông theo ,phía sau lưng Thúc Sinh là không gian xanh ngắt để lại cho Kiều nổi nhớ thương như người chinh phụ thuở nào:
“Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
Màu xanh ở đây không mang niềm hi vọng mà đơn điệu, trải dài vô tận ,quyện vào màu hồng tạo khung cảnh buồn và lắng đọng.(1.5đ)
“Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.”
- Người về kẻ đi, hai hình ảnh đối lập .Kiều về trong cảnh chiếc bóng năm canh .Đêm dài một mình cô đơn .Sự tương phản giữa chiếc bóng và năm canh càng làm cho không gian rộng hơn ,thời gian dài hơn ,sự lẻ loi cứ tăng lên.Còn người đi lại đối lập dễ sợ .Thúc Sinh đi muôn dặm mà chỉ có một mình trên đoạn đường xa xôi. Người đi sầu khổ thế nào thì người ở lại nhớ thương thế ấy .(1.5đ)
- Thiên tài của Nguyễn Du chắp cánh cho hình ảnh :
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.”
Aùnh trăng qua cửa sổ soi chiếc gối đơn thiếu người nằm .Vầng trăng tròn bị xẻ đôi như hạnh phúc bị chia cắt. vấng vương yêu và nhớ được gởi theo cùng vầng trăng xẻ đôi. Một nửa cho người
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Tùng Toại
Dung lượng: 58,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)