Đề+ĐA thi HSG_Văn 9 (Mỹ An-Phù Mỹ 10-11)
Chia sẻ bởi Ngô Tùng Toại |
Ngày 12/10/2018 |
13
Chia sẻ tài liệu: Đề+ĐA thi HSG_Văn 9 (Mỹ An-Phù Mỹ 10-11) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ ĐỀ THI ĐỀ XUẤT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
TRƯỜNG THCS MỸ AN Môn: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 150 Phút (Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ:
Câu 1: (6 điểm)
Phân tích những biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau :
“ Tiếng chim vách núi nhỏ dần,
Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
(Trần Đăng Khoa – Đêm Côn Sơn)
Câu 2 : ( 14 điểm)
Hãy trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều, Kim Trọng và nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Môn : Ngữ văn 9
Câu 1: (6 điểm)
* Nội dung (5điểm) cần đảm bào các ý sau:
- Tác giả sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ ở câu thơ đầu :
Tiếng chim vách núi nhỏ dần
“Vách núi” đã đặt lên trước “nhỏ dần” để làm tăng thêm vẻ gợi cảm cho câu thơ, gợi cảm giác về tiếng chim lẻ loi trên vách núi sừng sững. Tiếng chim nhỏ dần xuống tạo thành một sự mơ hồ, thơ mộng. Đọc câu thơ ta cảm nhận được sự nhỏ bé, vi vu của tiếng chim hót trên sự hùng vĩ của vách núi cao.
- Đến câu thơ thứ hai :
Rì rầm tiếng suối khi gần khi xa
Am thanh của tiếng suối rất phù hợp với tiếng chim ở câu 1. Tác giả đảo ngữ đưa “rì rầm” lên đầu câu để nhấn mạnh âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu của tiếng suối lúc gần lúc xa. Câu thơ tạo cảm giác rất êm ái, tiếp tục nhân lên cái ấn tượng dịu dàng mà tiếng chim trên vách núi đã để lại, nhằm khắc họa thật rõ nét quang cảnh huyền ảo thơ mộng của đêm Côn Sơn. Cũng có thể hiểu”rì rầm tiếng suối” như là một cách nhân hóa: suối tâm sự, suối trò chuyện… Tiếng chim nhỏ dần, tiếng suối xa dần tạo sự yên tĩnh làm ta có thể nghe tiếng rơi rất mỏng của cái lá đa ở ngay ngoài thềm.
- Câu thơ thứ ba:
Ngoài thêm rơi cái lá đa
Vẫn là âm thanh nhẹ nhàng, thật khẽ. Tác giả đưa từ “rơi” lên trước “cái lá đa” mà không làm giảm đi sự khẽ khàng đó. Một hình ảnh gợi cảm, sinh động, là động từ “rơi” gợi cảm giác rõ ràng về một sự vận động tuy chỉ là cái lá đa nhưng thật nhẹ.
- Ở câu cuối :
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Tác giả đã tặng cho sự rơi xuống của chiếc láđa một sức sống, một tính chất “mỏng”. Chiếc lá đa như có hồn, biết rơi thật nhẹ, thật mỏng để không làm xao động cái cảm giác êm dịu ở các câu trên . “Như là rơi nghiêng”, biện pháp so sánh bình thường nhưng từ “rơi nghiêng” thật độc đáo và chính xác. Chúng ta hình dung ngay cảnh một chiếc lá đa chao nhẹ trong không khí, rơi xuống thật nhẹ nhàng.
Tóm lại với những biện pháp tu từ : đảo ngữ, so sánh, nhân hóa được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, điêu luyện, nên đoạn thơ có tính biểu cảm rất cao.
* Hình thức: (1 điểm) : Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, văn phong lưu loát, không mắc lỗi chính tả.
Câu 2: ( 14 điểm)
I. Yêu cầu chung :
1. Kiểu bài : Nghị luận
2. Nội dung : Trình bày cảm nhận của em bản thân về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều, Kim Trọng và nêu nhận xét nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du.
II. Yêu cầu cụ thể :
1. Mở bài :(1,5 điểm)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
-Nêu khái quát suy nghĩ bản thân về vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện được ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du miêu tả vô cùng sinh động, đẹp đẽ.
2. Thân bài :(10 điểm)
Cần thể hiện rõ và đủ các ý sau:
2.1/ Vẻ đẹp của từng nhân vật cần nêu các ý chính sau:
- Mở đầu truyện Kiều , Nguyễn Du đã khắc họa bức chân dung xinh đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân rất thành công. Vẻ đẹp của hai chị em thanh tao trong trắng như là mai, là tuyết.
“Đầu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Tùng Toại
Dung lượng: 50,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)