DE+DA THI HSG HUYEN 9-2011-2012(Chuan)
Chia sẻ bởi Trần Minh Quân |
Ngày 12/10/2018 |
13
Chia sẻ tài liệu: DE+DA THI HSG HUYEN 9-2011-2012(Chuan) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Câu I (2,0 điểm).
Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, tập một, em có học một tác phẩm, trong đó có hai câu thơ:
“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”
a. Hãy cho biết hai câu thơ đó trích trong tác phẩm nào? Của ai?
b. Em hiểu nghĩa của hai câu thơ đó như thế nào? Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ trên ?
Câu II (2,0 điểm).
Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau:
“...Cái cò...sung chát đào chua
Câu ca mẹ hát, gió đưa về trời.
Ta đi trọn kiếp con người,
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy)
Câu III (6,0 điểm).
Cùng viết về trăng nhưng ba bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận và “Ánh trăng” của Nguyễn Duy lại có những đặc sắc riêng.
Em hãy phân tích, so sánh để làm nổi bật những nét đặc sắc ấy của mỗi bài thơ.
-------------Hết------------
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Câu 1 (4 điểm)
Cảm nhận của em về những câu thơ sau :
“ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!”
Câu 2 (4 điểm )
Trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả của Ét- môn- đô- Đơ A- mi- xi, nguời mẹ đã nói với con mình:
“ Trường học ví như người mẹ, người mẹ đã dứt con ở tay ta khi con nói chưa sõi để trả lại ta một đứa con khoẻ mạnh, tử tế và siêng năng”
Hãy trình bày những suy nghĩ của mình về lời nhắn nhủ trên bằng một văn bản (không quá hai trang giấy thi).
Câu 3 ( 12 điểm )
Có người cho rằng: Chiếc lược ngà là truyện thuộc loại đọc thời nào cũng hay vì nó không phải là truyện của một thời mà là của muôn thời- chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người.
Phân tích truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để làm sáng tỏ ý kiến trên.
-------------Hết------------
GỢI Ý ĐỀ 2
Câu 1
- HS phải nắm được nội dung của đoạn thơ là bày tỏ những suy ngẫm của nhà thơ về người bà và công việc nhóm bếp lửa của bà.
- Chỉ ra các biện pháp được sử dụng trong đoạn thơ:
+ Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần và đứng đầu các dòng thơ có tác dụng khơi nguồn cho dòng cảm xúc, sự hồi tưởng của nhà thơ và suy ngẫm về công việc nhóm bếp lửa của bà.
+ Kết hợp với các điệp từ là các tầng nghĩa : vừa tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ. Người đọc thấy được sự tần tảo cần cù trong công việc nhóm bếp lửa của bà . Đồng thời thấy được ngọn lửa ấm áp của tình yêu thương mà bà dành cho cháu; bà đã nhen nhóm trong tâm hồn cháu tình yêu thương, gắn bó với làng xóm, quê hương và thắp lên trong tâm hồn cháu những ước mơ khát vọng, niềm vui, niềm tin của tuổi thơ …
+Câu cảm thán “Ôi kì lạ thiêng liêng - bếp lửa!”thể hiện sự dồn nén cảm xúc và bày tỏ niềm yêu mến, lòng biết ơn đối với người bà thân yêu của mình.Bếp lửa và bà là hình ảnh thân thuộc của quê hương yêu dấu.Bếp lửa là ngọn lửa của tình yêu thương của bà. Ngọn lửa ấy đã sưởi ấm tâm hồn nhà thơ trong những ngày xa quê hương , học tập ở nước ngoài.
Như vậy, bếp lửa được bà nhen lên không phải chỉ bằng nhiên liệu ở bên ngoài, mà còn chính là được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà - ngọn lửa của sức sống, của lòng yêu thương, niềm tin thầm lặng mà mãnh liệt. Bà vừa là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa, truyền sự sống niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
Câu 2
- Hiểu được mối quan hệ thắm thiết, gắn bó của trường học đối với mỗi con người qua cách nói so sánh giàu ý nghĩa “trường học ví như người mẹ”. Từ đó người mẹ muốn nhắn nhủ tới người con của mình hãy suốt đời biết ơn ngôi trường như biết ơn người mẹ của mình.
Vì:
+ Mái trường là ngôi nhà thứ hai của mỗi con người, gắn bó với con người từ khi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành. Ở đó ta nhận được tình yêu thương
Câu I (2,0 điểm).
Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, tập một, em có học một tác phẩm, trong đó có hai câu thơ:
“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”
a. Hãy cho biết hai câu thơ đó trích trong tác phẩm nào? Của ai?
b. Em hiểu nghĩa của hai câu thơ đó như thế nào? Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ trên ?
Câu II (2,0 điểm).
Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau:
“...Cái cò...sung chát đào chua
Câu ca mẹ hát, gió đưa về trời.
Ta đi trọn kiếp con người,
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy)
Câu III (6,0 điểm).
Cùng viết về trăng nhưng ba bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận và “Ánh trăng” của Nguyễn Duy lại có những đặc sắc riêng.
Em hãy phân tích, so sánh để làm nổi bật những nét đặc sắc ấy của mỗi bài thơ.
-------------Hết------------
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Câu 1 (4 điểm)
Cảm nhận của em về những câu thơ sau :
“ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!”
Câu 2 (4 điểm )
Trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả của Ét- môn- đô- Đơ A- mi- xi, nguời mẹ đã nói với con mình:
“ Trường học ví như người mẹ, người mẹ đã dứt con ở tay ta khi con nói chưa sõi để trả lại ta một đứa con khoẻ mạnh, tử tế và siêng năng”
Hãy trình bày những suy nghĩ của mình về lời nhắn nhủ trên bằng một văn bản (không quá hai trang giấy thi).
Câu 3 ( 12 điểm )
Có người cho rằng: Chiếc lược ngà là truyện thuộc loại đọc thời nào cũng hay vì nó không phải là truyện của một thời mà là của muôn thời- chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người.
Phân tích truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để làm sáng tỏ ý kiến trên.
-------------Hết------------
GỢI Ý ĐỀ 2
Câu 1
- HS phải nắm được nội dung của đoạn thơ là bày tỏ những suy ngẫm của nhà thơ về người bà và công việc nhóm bếp lửa của bà.
- Chỉ ra các biện pháp được sử dụng trong đoạn thơ:
+ Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần và đứng đầu các dòng thơ có tác dụng khơi nguồn cho dòng cảm xúc, sự hồi tưởng của nhà thơ và suy ngẫm về công việc nhóm bếp lửa của bà.
+ Kết hợp với các điệp từ là các tầng nghĩa : vừa tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ. Người đọc thấy được sự tần tảo cần cù trong công việc nhóm bếp lửa của bà . Đồng thời thấy được ngọn lửa ấm áp của tình yêu thương mà bà dành cho cháu; bà đã nhen nhóm trong tâm hồn cháu tình yêu thương, gắn bó với làng xóm, quê hương và thắp lên trong tâm hồn cháu những ước mơ khát vọng, niềm vui, niềm tin của tuổi thơ …
+Câu cảm thán “Ôi kì lạ thiêng liêng - bếp lửa!”thể hiện sự dồn nén cảm xúc và bày tỏ niềm yêu mến, lòng biết ơn đối với người bà thân yêu của mình.Bếp lửa và bà là hình ảnh thân thuộc của quê hương yêu dấu.Bếp lửa là ngọn lửa của tình yêu thương của bà. Ngọn lửa ấy đã sưởi ấm tâm hồn nhà thơ trong những ngày xa quê hương , học tập ở nước ngoài.
Như vậy, bếp lửa được bà nhen lên không phải chỉ bằng nhiên liệu ở bên ngoài, mà còn chính là được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà - ngọn lửa của sức sống, của lòng yêu thương, niềm tin thầm lặng mà mãnh liệt. Bà vừa là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa, truyền sự sống niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
Câu 2
- Hiểu được mối quan hệ thắm thiết, gắn bó của trường học đối với mỗi con người qua cách nói so sánh giàu ý nghĩa “trường học ví như người mẹ”. Từ đó người mẹ muốn nhắn nhủ tới người con của mình hãy suốt đời biết ơn ngôi trường như biết ơn người mẹ của mình.
Vì:
+ Mái trường là ngôi nhà thứ hai của mỗi con người, gắn bó với con người từ khi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành. Ở đó ta nhận được tình yêu thương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Minh Quân
Dung lượng: 41,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)