Đề+ĐA thi chọn HSG lớp 9

Chia sẻ bởi Hoàng Đức Chung | Ngày 16/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Đề+ĐA thi chọn HSG lớp 9 thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Thụy Liễu
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9
Môn: Lịch sử
Năm học: 2012-2013
Thời gian làm bài: 150 phút.
ĐỀ SỐ 3: THI NGÀY 18/12/2012
I.Phần lịch sử thế giới(9 điểm)
Câu 1(3 điểm):
sao Mĩ phát động chiến tranh lạnh? Nêu những biểu hiện chính của cuộc chiến tranh lạnh (1947-1989) và hậu quả của nó?
Câu 2 (3,0 điểm):
Trình bày đặc điểm của phong trào Giải phóng dân tộc ở Châu Phi từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đế nay. phân tích những nét khác biệt cơ bản về đối tượng và mục tiêu đấu tranh giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi, châu Á với khu vực Mĩ la tinh?
Câu 3: (3 điểm)
Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết lại với nhau? Cho biết mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực Tây Âu ?
II. phần lịch sử Việt Nam (11 điểm)
Câu 4(6 điểm):
Chương trình khai thác lần thứ hai của đế quốc Pháp diễn ra như thế nào? tác động của nó đối với kinh tế Việt Nam?
Câu 5(5 điểm):
Căn cứu vào đâu để cho rằng: "Khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu nhất trong phong trào cần vương nửa cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam?"
..................Hết...................



















HDC và thang điểm
Câu
Nội dung
Điểm

1
*Lý do Mĩ phát động Chiến tranh lạnh:
Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh thế giới thứ hai, , Liên xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và tình trạng do:
- Ảnh hưởng của Liên xô và phong trào xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh khiến Mĩ lo ngại.
- Mĩ vươn lên thành một tư bản giàu có, mạnh vượt trội về mọi mặt so với các nước tư bản khác , nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử. Do đó, Mĩ tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới. Tháng 3/1947, tổng thống Mĩ phát động chính thức cuộc chiến tranh lạnh chống Liên xô và các nước XHCN.
*Những biểu hiện:
- Thông qua kế hoạch Mác san, nhằm khống chế chi phối các nước đồng minh. Thành lập các khối quân sự: NATO,SENTO,ANZUS...
- Tiến hành chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh tổng lực, bao vây kinh tế, cô lập chính trị đối với Liên xô và các nước XHCN.
- Tiến hành xâm lược và can thiệp vũ trang vào nhiều nơi trên thế giới.
- Cuộc chiến tranh lạnh do Mĩ phát động đã dẫn đế tình trạng đối đầu giữa hai khối NATO và VACSAVA, làm cho quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng. Sự đối đầu giữa hai hệ thống xã hội: TBCN và XHCN.
* Hậu quả:
- Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng
- Chi phí khổng lồ cho quân sự




0,25

0,25




0,25


0,5



0,5

0,5



0,25

0,25
0,25

2
* Đặc điểm:
- Các nước châu Phi đã thành lập được tổ chức thống nhất châu Phi(1963), Tổ chức này giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hành động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng của các nước châu Phi.
- Lãnh đạo phong trào hầu hết là các chính đảng hoặc tổ chức chính trị của giai cấp tư sản dân tộc.
- Hình thức đấu tranh giành độc lập chủ yếu thông qua đấu tranh chính trị hợp pháp, thương lượng với các nước phương Tây để được công nhận đọc lập.
- Mức độ độc lập và sự phát triển của đất nước sau khi giành độc lập không đồng đều nhau(vùng châu Phi xích đạo chậm phát triển, vùng Bắc Phi phát triển nhanh chóng).
* Nét khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi với Mĩ la tinh:
- Nhân dân châu Á, châu Phi đấu tranh chống lại bọn đế quốc , thực dân tay sai để giải phóng dân tộc, giành lại chủ quyền dân tộc.
- Khu vực Mĩ La tinh đấu tranh chống lại các thế lực thân Mĩ để thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ, qua đó giành lại độc lập và chủ quyền thực sự cho dân tộc.




0,5

0,5


0,5


0,5




0,5


0
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Đức Chung
Dung lượng: 52,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)