Đề+Đáp án HSG có thể tham khảo
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Giang |
Ngày 12/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: Đề+Đáp án HSG có thể tham khảo thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG I
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 9
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Câu 1 (2 điểm).
Cho đoạn trích sau:
“ … Nước hết chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.
Bà cụ nói xong thì mất. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.”
(Nguyễn Dữ – Chuyện người con gái Nam Xương)
So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương” thì “Chuyện người con gái Nam Xương” có thêm nhân vật bà mẹ Trương Sinh. Qua chi tiết trên, em hãy trình bày ý nghĩa của việc sáng tạo thêm nhân vật này.
Câu 2 (3 điểm).
Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
Hãy trình bày những hiểu biết của em về vấn đề trên.
Câu 3 (5 điểm).
“Lặng lẽ Sa Pa”- Một bài ca ca ngợi những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình, cống hiến cho Tổ quốc.
Bằng hiểu biết của em về tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
--- HẾT---
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
Năm học 2012-2013
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Mục đích – Yêu cầu
Điểm
1
a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu văn bản, phát hiện giá trị của chi tiết trong văn bản, đánh giá được ý nghĩa, vai trò của nhân vật; hình thành kĩ năng nghị luận về tác phẩm truyện.
b. Yêu cầu:
* Về kĩ năng: học sinh biết bám sát văn bản ngôn từ, biết phát hiện và thẩm bình giá trị nghệ thuật, dụng ý của tác giả trong việc xây dựng nhân vật, biết lập luận và trình bày thành một văn bản hoàn chỉnh, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
* Về nội dung kiến thức: Học sinh cần trình bày các ý sau:
- Nêu vai trò của nhân vật trong tác phẩm tự sự: Nhân vật phụ, giúp cho nhân vật chính hành động và làm nổi bật đặc điểm của nhân vật chính cũng như chủ đề của tác phẩm.
- Nhân vật bà mẹ Trương Sinh đã góp phần hoàn thiện vẻ đẹp và phẩm chất đáng quý của nhân vật Vũ Nương: hiếu thảo, đảm đang...
- Lời bà mẹ là sự chiêm nghiệm, đánh giá công bằng, chính xác về Vũ Nương, thể hiện rõ sự yêu thương, trân trọng của người mẹ chồng với con dâu.
- Sáng tạo thêm nhân vật bà mẹ Trương Sinh, tác giả đã bày tỏ thái độ cảm thông, trân trọng vẻ đẹp nhân phẩm của người phụ nữ, qua đó góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.
0,5
0,5
0,5
0,5
2
a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng nghị luận về một vấn đề xã hội, hiểu và cảm nhận về vai trò của môi trường đối với cuộc sống của con người, từ đó xác định trách nhiệm của bản thân về vấn đề bảo vệ môi trường.
b. Yêu cầu:
- Về kĩ năng: học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, có đầy đủ bố cục ba phần, biết sử dụng dẫn chứng để bàn luận vấn đề. Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, thuyết phục.
- Về nội dung kiến thức:
Học sinh cần trình bày các ý sau:
1. Giải thích
Môi trường sống là toàn bộ thế giới
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG I
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 9
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Câu 1 (2 điểm).
Cho đoạn trích sau:
“ … Nước hết chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.
Bà cụ nói xong thì mất. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.”
(Nguyễn Dữ – Chuyện người con gái Nam Xương)
So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương” thì “Chuyện người con gái Nam Xương” có thêm nhân vật bà mẹ Trương Sinh. Qua chi tiết trên, em hãy trình bày ý nghĩa của việc sáng tạo thêm nhân vật này.
Câu 2 (3 điểm).
Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
Hãy trình bày những hiểu biết của em về vấn đề trên.
Câu 3 (5 điểm).
“Lặng lẽ Sa Pa”- Một bài ca ca ngợi những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình, cống hiến cho Tổ quốc.
Bằng hiểu biết của em về tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
--- HẾT---
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
Năm học 2012-2013
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Mục đích – Yêu cầu
Điểm
1
a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu văn bản, phát hiện giá trị của chi tiết trong văn bản, đánh giá được ý nghĩa, vai trò của nhân vật; hình thành kĩ năng nghị luận về tác phẩm truyện.
b. Yêu cầu:
* Về kĩ năng: học sinh biết bám sát văn bản ngôn từ, biết phát hiện và thẩm bình giá trị nghệ thuật, dụng ý của tác giả trong việc xây dựng nhân vật, biết lập luận và trình bày thành một văn bản hoàn chỉnh, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
* Về nội dung kiến thức: Học sinh cần trình bày các ý sau:
- Nêu vai trò của nhân vật trong tác phẩm tự sự: Nhân vật phụ, giúp cho nhân vật chính hành động và làm nổi bật đặc điểm của nhân vật chính cũng như chủ đề của tác phẩm.
- Nhân vật bà mẹ Trương Sinh đã góp phần hoàn thiện vẻ đẹp và phẩm chất đáng quý của nhân vật Vũ Nương: hiếu thảo, đảm đang...
- Lời bà mẹ là sự chiêm nghiệm, đánh giá công bằng, chính xác về Vũ Nương, thể hiện rõ sự yêu thương, trân trọng của người mẹ chồng với con dâu.
- Sáng tạo thêm nhân vật bà mẹ Trương Sinh, tác giả đã bày tỏ thái độ cảm thông, trân trọng vẻ đẹp nhân phẩm của người phụ nữ, qua đó góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.
0,5
0,5
0,5
0,5
2
a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng nghị luận về một vấn đề xã hội, hiểu và cảm nhận về vai trò của môi trường đối với cuộc sống của con người, từ đó xác định trách nhiệm của bản thân về vấn đề bảo vệ môi trường.
b. Yêu cầu:
- Về kĩ năng: học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, có đầy đủ bố cục ba phần, biết sử dụng dẫn chứng để bàn luận vấn đề. Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, thuyết phục.
- Về nội dung kiến thức:
Học sinh cần trình bày các ý sau:
1. Giải thích
Môi trường sống là toàn bộ thế giới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Giang
Dung lượng: 58,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)