ĐỀ & ĐA NGỮ VĂN HÀ NỘI 2012-2013

Chia sẻ bởi Cao Đình Hồng | Ngày 12/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ & ĐA NGỮ VĂN HÀ NỘI 2012-2013 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Khóa ngày 21 tháng 06 năm 2012 tại Hà Nội Môn thi : VĂN Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC
Phần I: (7 điểm)  Nhà thơ Phạm Tiến Duật có câu thơ thật độc đáo:   “Không có kính không phải vì xe không có kính   Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”  Và trên chiếc xe ấy, người chiến sĩ lái xe đã:   “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng   Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim   Thấy sao trời và đột ngột cánh chim   Như sa như ùa vào buồng lái.”   (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2011)
1. Những câu thơ vừa dẫn trích trong tác phẩm nào? Cho biết năm sáng tác của tác phẩm đó.
2. Chỉ ra từ phủ định trong câu thơ độc đáo trên. Việc dùng liên tiếp từ phủ định ấy nhằm khẳng định điều gì và góp phần tạo nên giọng điệu nào cho bài thơ?
3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu lập luận diễn dịch làm rõ cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính, trong đó có sử dụng câu phủ định và phép thế (gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế).
4. Chép lại hai câu thơ liên tiếp sử dụng từ phủ định trong tác phẩm (được xác định ở câu hỏi 1).Phần II (3 điểm)
1. Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn thành công của nhà văn Nguyễn Thành Long. Em hãy giới thiệu ngắn gọn (khoảng nửa trang giấy thi) về tác phẩm này.
2. Trong nhan đề Lặng lẽ Sa Pa, tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề truyện ngắn?
3. Ghi lại một dẫn chứng ở một bài thơ đã học (nêu rõ tên tác phẩm) để thấy rằng cách sắp xếp đó được nhiều tác giả sử dụng trong sáng tác của mình.
BÀI GIẢI GỢI Ý
Phần I :1.  Những câu thơ trích dẫn trong đề bài thuộc tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Bài thơ được sáng tác vào năm 1969 (trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ).
2. Từ phủ định trong câu thơ : không có, không phải. Việc dùng liên tiếp từ phủ định không nhằm khẳng định tính chất đặc biệt của hình tượng những chiếc xe trong bài thơ. Trước hết, xét về nguồn gốc những chiếc xe này cũng có kính bình thường như tất cả mọi chiếc xe. Cho nên, xe không kính không phải vì xe không có kính. Tuy nhiên, do hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh, xe đã trở nên bất thường : không có kính. Cái điều này góp phần nói lên sự khốc liệt của chiến tranh, lòng dũng cảm của người chiến sĩ lái xe, không biết sợ, bất chấp hoàn cảnh khốc liệt. Từ đó, nó góp phần tạo nên một giọng điệu vừa gần gũi tự nhiên, vừa ngang tàng khí phách của người chiến sĩ trong tiểu đội những chiếc xe không kính.
3.  Thí sinh có thể viết những đoạn văn cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, đó phải là những đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch với nội dung làm rõ cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính. Đoạn văn đó phải có sử dụng câu phủ định và phép thế. Gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế. Đây chỉ là một ví dụ :
 - Người chiến sĩ lái xe có rất nhiều cảm giác khi điều khiển những chiếc xe không kính.
 - Trước hết, vì xe không có kính chắn gió nên gió cứ lùa thẳng vào buồng lái.
 - Nó làm cho người lái xe có cảm giác mắt trở nên khó chịu.
 - Nhưng bên cạnh đó, lái những chiếc xe không kính lại mang tới những cảm giác thú vị.
 - Người chiến sĩ thấy giữa mình và con đường không còn sự cách ngăn.
 - Con đường vì miền Nam phía trước chạy thẳng vào tim.
 - Nó nối liền trái tim của người chiến sĩ với miền Nam ruột thịt.
 - Ngoài ra, nó còn nối liền người ngồi trong xe với thiên nhiên rộng lớn ở bên ngoài.
 - Người chiến sĩ thấy ánh sao, cánh chim trên bầu trời như trở nên gần gũi.
 - Không có kính ngăn trở, chúng như sa, như ùa vào buồng lái.
 - Tâm hồn của người lính lái xe không kính lãng mạn biết bao!
4.   Không có kính, rồi xe không có đèn
   Không có mui xe, thùng xe có xước,
Phần II:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Đình Hồng
Dung lượng: 6,49KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)