Đề+ĐA môn VĂN thi thử vào 10 (Nguyên Lý 12-13)

Chia sẻ bởi Ngô Tùng Toại | Ngày 12/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Đề+ĐA môn VĂN thi thử vào 10 (Nguyên Lý 12-13) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Nguyên Lý ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC 2012 – 2013

MÔN NGỮ VĂN
(Thời gian: 150 phút)
Câu1. (1,0 điểm)
Trong bài Viếng Lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương viết:
" Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim"
( Ngữ văn9, tập hai, NXB giáo dục- 2005)
Từ trời xanh ở câu thơ trên là biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của nó?
Câu 2. (1,0 điểm)
Trong truyện ngắn Làng, Kim Lân đã xây dựng một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống ấy?
Câu 3. (3,0 điểm)
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con,…”
(Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra)
Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự
đi, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về tính tự lập.

Câu 4. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê.















Trường THCS Nguyên Lý

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN NGỮ VĂN

Câu
Đáp án
Điểm

1
(1,0 điểm)
- Từ trời xanh trong câu thơ trên là biện pháp tu từ ẩn dụ
0.5 điểm


- Tác dụng: Thể hiện sự trường tồn bất tử, vĩnh hằng của Bác trong lòng dân tộc như thiên nhiên vũ trụ...
0.5 điểm

2
(1,0 điểm)
- Tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai: Trong lúc đang sống ở nơi tản cư, ông Hai nhận được tin làng chợ Dầu của ông theo giặc. Tin đó đã làm nảy sinh rất nhiều trạng thái cảm xúc trong ông.
- Bằng việc đặt ông Hai vào một thử thách lớn để bộc lộ tâm trạng, tác giả muốn thể hiện lời ngợi ca nét đẹp trong tình cảm của nhân vật.

0.5 điểm


0.5 điểm


3
(3,0 điểm)
Mở bài: Nêu lại câu văn ở đề bài để dẫn đến tính tự lập
Khi còn nhỏ, chúng ta sống trong sự bảo bọc của ông bà, cha mẹ nhưng không phải lúc nào người thân yêu cũng ở bên cạnh chúng ta. Bàn tay dìu dắt của cha mẹ, đến một lúc nào đó cũng phải buông ra để chúng ta độc lập bước vào đời. Hai chữ “buông tay” trong câu văn của Lý Lan như một bước ngoặt của hai trạng thái được bảo bọc, chở che và phải một mình bước đi. Việc phải bước đi một mình trên đoạn đường còn lại chính là một cách thể hiện tính tự lập.
0.25 điểm


Thân bài:
- Giải thích: tự lập là gì? ( nghĩa đen: tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác. Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác).
Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh.
- Phân tích:
+ Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời. Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản thân.
+ Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng. (Dẫn chứng).
- Phê phán:
Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người thân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Tùng Toại
Dung lượng: 54,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)