ĐỀ &ĐA KSCL HSG HUYỆN TV Lop 4
Chia sẻ bởi Lê Trọng Châu |
Ngày 09/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ &ĐA KSCL HSG HUYỆN TV Lop 4 thuộc Toán học 4
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI KSCL HỌC SINH GIỎI HUYỆN
Môn Tiếng Việt, Lớp 4 - Năm học 2008 - 2009
================
Câu 1. Đoạn văn sau có những danh từ riêng viết chưa đúng. Em hãy phát hiện và chữa lại:
Trường tiểu học xã cổ loa (đông anh, hà nội) đã có hơn 15 năm xây dựng và phát triển. Liên tục trong nhiều năm qua liên đội nhà trường đều được nhận danh hiệu liên đội vững mạnh, xuất sắc và vinh dự được trung ương đoàn tặng bằng khen.
Câu 2. Em hãy xác định thành phần chính và thành phần phụ trong mỗi câu sau:
a) Tôi đã gần như thất vọng vì thấy họ phần đông dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương.
b) Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm thôn.
c) Rời nhà người cậu, bỏ việc đồng áng, bằng bùa ngải ông bỏ công đi trị bệnh cho bà con dọc theo sông Tiền.
Câu 3. Chuyển các câu kể sau thành câu cảm:
a) Chỉ có chú gà trống là có vẻ rộng rãi.
b) Dáng đi của cô thướt tha.
c) Chúng vừa ăn vừa la quàng quạc như mắng lũ gà thiếu lịch sự, chẳng chịu chờ đợi một chút cho vui vẻ cả đàn.
Câu 4. Đặt câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân để nói về một việc làm chưa tốt và nguyên nhân dẫn đến việc làm đó.
Câu 5. Tập làm văn:
Quê em
Bên này là núi uy nghiêm
Bên kia là cánh đồng liền chân mây
Xóm làng xanh mát bóng cây
Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời...
( Trần Đăng Khoa )
a) Em hãy chỉ rõ biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dựng trong bài thơ trên?
b) Dựa vào bài thơ trên, bằng hiểu biết của mình hãy viết một đoạn văn tả về cảnh đẹp quê em.
PHÒNG GD - ĐT LỘC HÀ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KSCL HỌC SINH GIỎI HUYỆN
Môn Tiếng Việt, Lớp 4 - Năm học 2008 - 2009
=====================
Câu 1.(1,5 điểm) HS chữa lại đúng như sau: Mỗi lỗi cho 0,15 điểm
Trường Tiểu học xã Cổ Loa ( Đông Anh, Hà Nội ), Liên đội, Trung ương Đoàn
Câu 2. ( 1.5 điểm) HS xác định đúng: Mỗi câu cho 0,5 điểm
a) Tôi // đã gần như thất vọng vì thấy họ phần đông dốt nát, nheo nhếch,
C V TN
nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương.
b) Bóng tre // trùm lên âu yếm làng, bản, xóm thôn.
C V
c) Rời nhà người cậu, bỏ việc đồng áng, bằng bùa ngải ông // bỏ công đi
TN C V
trị bệnh cho bà con dọc theo sông Tiền.
Câu 3.(1,5 điểm) Chuyển các câu kể thành câu cảm: Mỗi câu cho 0,5 điểm
a) Chỉ có chú gà trống là có vẻ rộng rãi.
Gợi ý: Lũ gà kia thật là thiếu lịch sự!
b) Dáng đi của cô thướt tha.
Gợi ý: Dáng đi của cô mới thướt tha làm sao!
c) Chúng vừa ăn vừa la quàng quạc như mắng lũ gà thiếu lịch sự, chẳng chịu chờ đợi một chút cho vui vẻ cả đàn.
Gợi ý: Ôi chú gà trống rộng rãi quá!
Câu 4.( 0,5 điểm) Hs đặt đúng câu theo yêu cầu:
Gợi ý: Do chưa chịu khó luyện tập, chữ của em còn xấu.
Câu 5. Tập làm văn: (5,0 điểm )
a) HS chỉ được biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ là biện pháp đảo ngữ cho 1 điểm.
b) Yêu cầu viết được bài văn một cách mĩ mãn cho 4 điểm.
HS dựa vào bài thơ Quê em của Trần Đăng Khoa để tả cảnh đẹp của quê hương em; viết được bài văn hay, viết câu giàu hình ảnh, đúng ngữ pháp, lời nói tự nhiên, viết có cảm xúc, cần nói lên được cảnh đó đã gắn bó với em như thế nào? tình cảm của em đối với quê hương ra sao?..., chữ viết đẹp, đúng chính tả.
Lưu ý: Căn cứ vào bài làm cụ thể của mỗi học sinh, tổ chấm cho các mức điểm: 0 - 0,5;..., 3,5 - 4; trên cơ sở thống nhất biểu chấm chi tiết từ các bài chấm chung.
PHÒNG GD - ĐT LỘC HÀ
Môn Tiếng Việt, Lớp 4 - Năm học 2008 - 2009
================
Câu 1. Đoạn văn sau có những danh từ riêng viết chưa đúng. Em hãy phát hiện và chữa lại:
Trường tiểu học xã cổ loa (đông anh, hà nội) đã có hơn 15 năm xây dựng và phát triển. Liên tục trong nhiều năm qua liên đội nhà trường đều được nhận danh hiệu liên đội vững mạnh, xuất sắc và vinh dự được trung ương đoàn tặng bằng khen.
Câu 2. Em hãy xác định thành phần chính và thành phần phụ trong mỗi câu sau:
a) Tôi đã gần như thất vọng vì thấy họ phần đông dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương.
b) Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm thôn.
c) Rời nhà người cậu, bỏ việc đồng áng, bằng bùa ngải ông bỏ công đi trị bệnh cho bà con dọc theo sông Tiền.
Câu 3. Chuyển các câu kể sau thành câu cảm:
a) Chỉ có chú gà trống là có vẻ rộng rãi.
b) Dáng đi của cô thướt tha.
c) Chúng vừa ăn vừa la quàng quạc như mắng lũ gà thiếu lịch sự, chẳng chịu chờ đợi một chút cho vui vẻ cả đàn.
Câu 4. Đặt câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân để nói về một việc làm chưa tốt và nguyên nhân dẫn đến việc làm đó.
Câu 5. Tập làm văn:
Quê em
Bên này là núi uy nghiêm
Bên kia là cánh đồng liền chân mây
Xóm làng xanh mát bóng cây
Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời...
( Trần Đăng Khoa )
a) Em hãy chỉ rõ biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dựng trong bài thơ trên?
b) Dựa vào bài thơ trên, bằng hiểu biết của mình hãy viết một đoạn văn tả về cảnh đẹp quê em.
PHÒNG GD - ĐT LỘC HÀ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KSCL HỌC SINH GIỎI HUYỆN
Môn Tiếng Việt, Lớp 4 - Năm học 2008 - 2009
=====================
Câu 1.(1,5 điểm) HS chữa lại đúng như sau: Mỗi lỗi cho 0,15 điểm
Trường Tiểu học xã Cổ Loa ( Đông Anh, Hà Nội ), Liên đội, Trung ương Đoàn
Câu 2. ( 1.5 điểm) HS xác định đúng: Mỗi câu cho 0,5 điểm
a) Tôi // đã gần như thất vọng vì thấy họ phần đông dốt nát, nheo nhếch,
C V TN
nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương.
b) Bóng tre // trùm lên âu yếm làng, bản, xóm thôn.
C V
c) Rời nhà người cậu, bỏ việc đồng áng, bằng bùa ngải ông // bỏ công đi
TN C V
trị bệnh cho bà con dọc theo sông Tiền.
Câu 3.(1,5 điểm) Chuyển các câu kể thành câu cảm: Mỗi câu cho 0,5 điểm
a) Chỉ có chú gà trống là có vẻ rộng rãi.
Gợi ý: Lũ gà kia thật là thiếu lịch sự!
b) Dáng đi của cô thướt tha.
Gợi ý: Dáng đi của cô mới thướt tha làm sao!
c) Chúng vừa ăn vừa la quàng quạc như mắng lũ gà thiếu lịch sự, chẳng chịu chờ đợi một chút cho vui vẻ cả đàn.
Gợi ý: Ôi chú gà trống rộng rãi quá!
Câu 4.( 0,5 điểm) Hs đặt đúng câu theo yêu cầu:
Gợi ý: Do chưa chịu khó luyện tập, chữ của em còn xấu.
Câu 5. Tập làm văn: (5,0 điểm )
a) HS chỉ được biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ là biện pháp đảo ngữ cho 1 điểm.
b) Yêu cầu viết được bài văn một cách mĩ mãn cho 4 điểm.
HS dựa vào bài thơ Quê em của Trần Đăng Khoa để tả cảnh đẹp của quê hương em; viết được bài văn hay, viết câu giàu hình ảnh, đúng ngữ pháp, lời nói tự nhiên, viết có cảm xúc, cần nói lên được cảnh đó đã gắn bó với em như thế nào? tình cảm của em đối với quê hương ra sao?..., chữ viết đẹp, đúng chính tả.
Lưu ý: Căn cứ vào bài làm cụ thể của mỗi học sinh, tổ chấm cho các mức điểm: 0 - 0,5;..., 3,5 - 4; trên cơ sở thống nhất biểu chấm chi tiết từ các bài chấm chung.
PHÒNG GD - ĐT LỘC HÀ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Trọng Châu
Dung lượng: 33,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)