Đề & ĐA ks-HSG Văn 8 Vĩnh Tường 2013-2014
Chia sẻ bởi Nguyễn Thiên Hương |
Ngày 11/10/2018 |
68
Chia sẻ tài liệu: Đề & ĐA ks-HSG Văn 8 Vĩnh Tường 2013-2014 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG
ĐỀ KHẢO SÁT HSG NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 8
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (1đ) Chiếc lá thường xuân trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của O-hen-ri mà cụ Bơ men đã vẽ trong đêm mưa rét có phải là một kiệt tác không? Vì sao?
Câu 2: (3đ) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh
(Chợ tết – Đoàn Văn Cừ)
Câu 3: (6đ): Trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, nhân vật “tôi” đã suy ngẫm:
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương (...) Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”.
Em hiểu thế nào về ý nghĩ trên của nhân vật “tôi” ?
Phân tích quá trình “cố tìm” để hiểu Lão Hạc của nhân vật “tôi”.
Cán bộ coi khảo sát không giải thích gì thêm
Họ và tên học sinh dự thi:………………………………………;SBD:……………
PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG
HD CHẤM KHẢO SÁT HSG NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: Ngữ văn LỚP: 8
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: Đáp án:
Các ý cơ bản cần có:
- Chiếc là thường xuân mà cụ Bơ men đã vẽ trên bức tường trong đêm mưa rét chính là một kiệt tác vì:
+ Chiếc lá y như thật
+ Chiếc lá ấy tạo ra sức mạnh, khơi dậy sự sống trong tâm hồn con người, cứu sống được Giôn – Xi
+ Chiếc lá ấy được vẽ bằng tình thương bao la và lòng hy sinh cao cả của người họa sỹ già Bơ – men.
Câu 2:
Yêu cầu:
+ Giới thiệu nội dung bốn câu thơ đầu của Đoàn Văn Cừ trong bài thơ “Chợ tết” miêu tả bức tranh thiên nhiên miền đồi núi trung du khi tết đến, xuân về với các biện pháp nghệ thuật đặc sắc (0,25đ)
+ Chỉ ra và phân tích hiệu quả các biện pháp tu từ. (2,5đ)
Biện pháp so sánh “sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa”. Hình ảnh giọt sương “rỏ” xuống như “giọt sữa” cho ta cảm nhận sự ngọt ngào, thơm mát, tinh khiết của giọt sương sớm mai. Đó là một sự liên tưởng độc đáo (có thể bình so sánh: “sương” khắc nghiệt trong “Chinh phụ ngâm”. “Sương như búa bổ mòn gốc liễu”)
Biện pháp nhân hóa: “tia nắng nháy”, “Núi uốn mình” “ mặc áo the”, “Đồi thoa son – nằm” Cảnh vật vô tri như được thổi vào trong nó một linh hồn trở nên sống động giống như con người: tia nắng như đứa trẻ tinh nghịch, reo vui, núi đồi như cô thiếu nữ đang làm duyên, làm dáng, uyển chuyển xinh đẹp hữu tình... Tất cả như muốn hòa vào dòng người cùng đi chợ tết.
Đoạn thơ sử dụng những từ giàu hình ảnh, các tính từ chỉ màu sắc “trắng, tía, xanh, đỏ (son), hồng (bình minh)” và các động từ “nhảy, uốn, thoa, nằm...” để góp phần tạo nên một bức tranh rộn rịp những hình sắc tươi vui.
Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc đã tạo nên bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ, đầy sức sống của thiên nhiên, gợi được cả cái náo nức, vui vẻ của thiên nhiên trong buổi sáng mùa xuân tươi đẹp.
Qua sự quan sát tinh tế, liên tưởng so sánh đầy thú vị và kỳ diệu của tác giả, ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ. (0,25đ).
Câu 3:
Yêu cầu chung:
+ Về kỹ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện. Biết lựa chọn phân tích các chi tiết về nhân vật để làm nổi bật yêu cầu. Bài viết có bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát.
+ Về kiến thức: Làm rõ quá trình “cố tìm” để hiểu Lão Hạc của nhân vật “tôi” – tức là phân tích
ĐỀ KHẢO SÁT HSG NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 8
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (1đ) Chiếc lá thường xuân trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của O-hen-ri mà cụ Bơ men đã vẽ trong đêm mưa rét có phải là một kiệt tác không? Vì sao?
Câu 2: (3đ) Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh
(Chợ tết – Đoàn Văn Cừ)
Câu 3: (6đ): Trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, nhân vật “tôi” đã suy ngẫm:
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương (...) Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”.
Em hiểu thế nào về ý nghĩ trên của nhân vật “tôi” ?
Phân tích quá trình “cố tìm” để hiểu Lão Hạc của nhân vật “tôi”.
Cán bộ coi khảo sát không giải thích gì thêm
Họ và tên học sinh dự thi:………………………………………;SBD:……………
PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG
HD CHẤM KHẢO SÁT HSG NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: Ngữ văn LỚP: 8
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: Đáp án:
Các ý cơ bản cần có:
- Chiếc là thường xuân mà cụ Bơ men đã vẽ trên bức tường trong đêm mưa rét chính là một kiệt tác vì:
+ Chiếc lá y như thật
+ Chiếc lá ấy tạo ra sức mạnh, khơi dậy sự sống trong tâm hồn con người, cứu sống được Giôn – Xi
+ Chiếc lá ấy được vẽ bằng tình thương bao la và lòng hy sinh cao cả của người họa sỹ già Bơ – men.
Câu 2:
Yêu cầu:
+ Giới thiệu nội dung bốn câu thơ đầu của Đoàn Văn Cừ trong bài thơ “Chợ tết” miêu tả bức tranh thiên nhiên miền đồi núi trung du khi tết đến, xuân về với các biện pháp nghệ thuật đặc sắc (0,25đ)
+ Chỉ ra và phân tích hiệu quả các biện pháp tu từ. (2,5đ)
Biện pháp so sánh “sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa”. Hình ảnh giọt sương “rỏ” xuống như “giọt sữa” cho ta cảm nhận sự ngọt ngào, thơm mát, tinh khiết của giọt sương sớm mai. Đó là một sự liên tưởng độc đáo (có thể bình so sánh: “sương” khắc nghiệt trong “Chinh phụ ngâm”. “Sương như búa bổ mòn gốc liễu”)
Biện pháp nhân hóa: “tia nắng nháy”, “Núi uốn mình” “ mặc áo the”, “Đồi thoa son – nằm” Cảnh vật vô tri như được thổi vào trong nó một linh hồn trở nên sống động giống như con người: tia nắng như đứa trẻ tinh nghịch, reo vui, núi đồi như cô thiếu nữ đang làm duyên, làm dáng, uyển chuyển xinh đẹp hữu tình... Tất cả như muốn hòa vào dòng người cùng đi chợ tết.
Đoạn thơ sử dụng những từ giàu hình ảnh, các tính từ chỉ màu sắc “trắng, tía, xanh, đỏ (son), hồng (bình minh)” và các động từ “nhảy, uốn, thoa, nằm...” để góp phần tạo nên một bức tranh rộn rịp những hình sắc tươi vui.
Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc đã tạo nên bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ, đầy sức sống của thiên nhiên, gợi được cả cái náo nức, vui vẻ của thiên nhiên trong buổi sáng mùa xuân tươi đẹp.
Qua sự quan sát tinh tế, liên tưởng so sánh đầy thú vị và kỳ diệu của tác giả, ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ. (0,25đ).
Câu 3:
Yêu cầu chung:
+ Về kỹ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện. Biết lựa chọn phân tích các chi tiết về nhân vật để làm nổi bật yêu cầu. Bài viết có bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát.
+ Về kiến thức: Làm rõ quá trình “cố tìm” để hiểu Lão Hạc của nhân vật “tôi” – tức là phân tích
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thiên Hương
Dung lượng: 16,15KB|
Lượt tài: 4
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)