Đề+DA_HSG Sử_Châu Thành
Chia sẻ bởi Trần Nguyễn Hoàng |
Ngày 16/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: Đề+DA_HSG Sử_Châu Thành thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN CHÂU THÀNH
Đề chính thức
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ
Năm học 2011-2012 - Môn thi: LỊCH SỬ
Thời gian : 150 phút (không kể phát đề)
Câu 1 (4 điểm).
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta. Chiến thắng Bạch Đằng đã thể hiện được sự chủ động và độc đáo trong kế hoạch của Ngô Quyền. Hãy làm rõ sự chủ động và độc đáo đó?
Câu 2 (4 điểm).
Hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Câu 3 (4 điểm).
Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
Câu 4 (4 điểm).
Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử?
Câu 5 (4 điểm).
Nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng 8 năm 1945? Nguyên nhân nào có tính chất quyết định? Vì sao?
- HẾT -
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN CHÂU THÀNH
Đề chính thức
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ
Thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 THCS
Năm học 2011-2012
Câu
Nội dung
Điểm
1
(4 đ)
Chủ động và độc đáo:
- Chủ động:
+ Khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến, chủ động đánh địch.
+ Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách đánh giặc. Ông quyết định chọn khu vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với giặc.
- Độc đáo:
+ Ông huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọ và bịt sắt đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.
+ Nhân khi nước triều lên, thuyền của địch tiến vào trong hàng cọc “ta dễ bề chế ngự, không có kế gì hay hơn kế đó cả”.
1 đ
1 đ
1 đ
1 đ
2
(4 đ)
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào sâu sâu sắc, ý chí kiên cường quyết tâm giành độc lập của dân tộc ta.
+ Sự lãnh đạo đúng dắn, tài giỏi của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
+ Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân.
+ Tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Kêt thúc sự đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, giành lại được độc lập, tự chủ cho nhân dân ta.
+ Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam thời Lê sơ.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
1 đ
1 đ
3
(4 đ)
Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX:
- Lãnh đạo khởi nghĩa đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước. Lực lượng tham gia đông đảo là các tầng lớp nhân dân nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).
- Cuộc khởi nghĩa bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến (lấy cái dũng để đền ơn vua, trả nợ nước) của kẻ trượng phu, không phát triển thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quốc, song qua hai giai đoạn phát triển, phong trào cho thấy nội dung yêu nước, giữ vị trí chủ đạo còn nghĩa trung quân, “Cần vương” chỉ là phụ.
- Mặc dù đã chiến đấu dũng cảm nhưng cuối cùng phong trào vẫn thất bại. Sự thất bại này chứng tỏ sự non kém của những người lãnh đạo, đồng thời phản ánh sự bất cập của ngọn cờ phong kiến trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Đây là phong trào kháng chiến lớn mạnh, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc ta, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương dầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học
HUYỆN CHÂU THÀNH
Đề chính thức
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ
Năm học 2011-2012 - Môn thi: LỊCH SỬ
Thời gian : 150 phút (không kể phát đề)
Câu 1 (4 điểm).
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta. Chiến thắng Bạch Đằng đã thể hiện được sự chủ động và độc đáo trong kế hoạch của Ngô Quyền. Hãy làm rõ sự chủ động và độc đáo đó?
Câu 2 (4 điểm).
Hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Câu 3 (4 điểm).
Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
Câu 4 (4 điểm).
Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử?
Câu 5 (4 điểm).
Nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng 8 năm 1945? Nguyên nhân nào có tính chất quyết định? Vì sao?
- HẾT -
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN CHÂU THÀNH
Đề chính thức
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ
Thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 THCS
Năm học 2011-2012
Câu
Nội dung
Điểm
1
(4 đ)
Chủ động và độc đáo:
- Chủ động:
+ Khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến, chủ động đánh địch.
+ Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách đánh giặc. Ông quyết định chọn khu vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với giặc.
- Độc đáo:
+ Ông huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọ và bịt sắt đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.
+ Nhân khi nước triều lên, thuyền của địch tiến vào trong hàng cọc “ta dễ bề chế ngự, không có kế gì hay hơn kế đó cả”.
1 đ
1 đ
1 đ
1 đ
2
(4 đ)
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào sâu sâu sắc, ý chí kiên cường quyết tâm giành độc lập của dân tộc ta.
+ Sự lãnh đạo đúng dắn, tài giỏi của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
+ Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân.
+ Tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Kêt thúc sự đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, giành lại được độc lập, tự chủ cho nhân dân ta.
+ Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam thời Lê sơ.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
1 đ
1 đ
3
(4 đ)
Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX:
- Lãnh đạo khởi nghĩa đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước. Lực lượng tham gia đông đảo là các tầng lớp nhân dân nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).
- Cuộc khởi nghĩa bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến (lấy cái dũng để đền ơn vua, trả nợ nước) của kẻ trượng phu, không phát triển thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quốc, song qua hai giai đoạn phát triển, phong trào cho thấy nội dung yêu nước, giữ vị trí chủ đạo còn nghĩa trung quân, “Cần vương” chỉ là phụ.
- Mặc dù đã chiến đấu dũng cảm nhưng cuối cùng phong trào vẫn thất bại. Sự thất bại này chứng tỏ sự non kém của những người lãnh đạo, đồng thời phản ánh sự bất cập của ngọn cờ phong kiến trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Đây là phong trào kháng chiến lớn mạnh, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc ta, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương dầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Nguyễn Hoàng
Dung lượng: 64,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)