DE&DA HSG MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 HUYỆN TĨNH GIA NĂM HỌC 2007 - 2008
Chia sẻ bởi Lê Văn Thuận |
Ngày 11/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: DE&DA HSG MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 HUYỆN TĨNH GIA NĂM HỌC 2007 - 2008 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Sở GD&ĐT Thanh Hoá
Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện
NĂM HỌC 2007-2008
Môn: Ngữ văn – Lớp 8.
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,5điểm). Lối ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu sau có hiệu quả nghệ thụât như thế nào?
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
- Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
(Quê hương – Ngữ văn 8, tập 2)
Câu 2: (1,5điểm). Ngoài việc dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có thể được dùng với những mục đích gì? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 3: (2,0 điểm). Có ý kiến cho rằng bài thơ Nhớ rừng - Ngữ văn 8, tập 2- tràn đầy cảm xúc lãng mạn. Em hiểu thế nào là lãng mạn? Cảm xúc lãng mạn được thể hiện trong bài thơ Nhớ rừng như thế nào?
Câu 4: (4,0 điểm) Người ấy (bạn, thầy, người thân…) sỗng mãi trong lòng tôi.
Hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi huyện năm 2007-2008
Môn: Ngữ văn lớp 8.
Câu 1: (2,5điểm).
Viết thành đoạn văn trình bày các ý cơ bản sau:
- Tác giả dùng hình ảnh so sánh thật độc đáo khi tả cánh buồm. Cánh buồm là một vật cụ thể hữu hình được ví với “mảnh hồn làng” là cái trừu tượng, vô hình. Bàng cách ví này, nhà thơ đã làm cho cái vô hình trở thành cái hữu hình sống động. (0,25đ)
- Cánh buồm là hình ảnh biểu trưng, là linh hồn của con thuyền, mà ở đây lại là thuyền đánh cá. Vì vậy cánh buồm chính là mảnh hồn của làng chài. (0,25đ).
- Cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió” có khác gì hồn của làng chài cũng đang rộng mở, bay bổng trên vùng biển quê hương. Một cách so sánh thú vị, một liên twongr đẹp, giàu chất thơ. Cánh buồm đã trở thành một hình ảnh ẩn dụ để biểu trưng cho hồn làng. (0,25đ).
- “Hồn làng” phảI chăng là những tâm hồn khoáng đạt, những tính cách kiên cường của những con người luôn sỗng giữa những biển cả bao la. Cũng có thể hồn làng ở đây còn là chỗ chứa đụng bao nhiêu lời cầu nguyện, hi vọng của dân làng mỗi khi thuyền ra khơi.(0,25đ).
- Nừu câu trên nói về hồn làng trong mối liên hệ với cánh buồm thì hai câu thơ sau lại nói về người dân chài trong mối liên hệ với nắng, với gió và nước biển. (0,5đ).
- Hình ảnh người dân chài hiện lên thật đẹp, nắng, gió, nước biển đã thấm sâu vào da thịt họ, kết tụ thành mùi vị nồng mặn của biển, tôi luyện cho con người thật rắn chắc, con người thật dày dạn dũng cảm. (0,5đ).
- Hai câu thơ này đã chạm khắc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Văn Thuận
Dung lượng: 39,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)