Đề&Đ.án VậtLý TS10 Thanh Hóa

Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Chiến | Ngày 14/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: Đề&Đ.án VậtLý TS10 Thanh Hóa thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH THANH HOÁ

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (3,0 điểm):
Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = R2 = 10(, R3 là một biến trở, hiệu điện thế UAB = 15V không đổi. Bỏ qua điện trở các dây nối.
1. Khi R3 = 10(. Hãy tính:
a) Điện trở tương đương của mạch điện AB.
b) Cường độ dòng điện qua các điện trở R1, R2, R3
2. Khi R3 thay đổi, xác định giá trị điện trở R3 tham gia vào mạch điện để công suất tiêu thụ trên R3 là lớn nhất.
Câu 2 (1,0 điểm): Xác định chiều dòng điện chạy trong dây dẫn trong các trường hợp sau:







Câu 3 (2,0 điểm):
a) Tại sao trong quá trình truyền tải điện năng đi xa người ta lại dùng máy biến thế đặt vào hai đầu đường dây tải điện?
b) Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4000 vòng, cuộn thứ cấp có 250 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu?
Câu 4 (1,0 điểm):
Hãy nêu một ví dụ về nguồn phát ra ánh sáng trắng và hai ví dụ về cách tạo ra ánh sáng đỏ.
Câu 5 (3,0 điểm):
Vật sáng AB (có dạng một đoạn thẳng) vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, điểm A nằm trên trục chính và ở ngoài tiêu điểm của thấu kính. Biết ảnh A’B’ cách vật sáng AB một khoảng là 60 cm và A’B’ = 2AB.
1. Ảnh A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo? Cùng chiều hay ngược chiều với vật?
2. Hãy dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính (Không cần nêu cách dựng và không cần vẽ đúng tỷ lệ)
3. Tìm khoảng cách từ vật và từ ảnh tới quang tâm của thấu kính.

……………………………………… Hết ………………………………………

Họ và tên thí sinh:…………………………………… Số báo danh:………………
Họ và tên, chữ ký: Giám thị số 1: ………………………………………………….
Giám thị số 2: ……………………………………………….…





HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1 (3,0 điểm):
Nhận xét chung: đoạn mạch gồm R1nt(R2//R3)
1. Khi R3 = 10(.
a) Điện trở tương đương của mạch điện AB.
Áp dụng ĐL Ôm cho đoạn mạch R2//R3 
Áp dụng ĐL Ôm cho đoạn mạch mắc nối tiếp gồm R1 nt R2  RTĐ của mạch điện là:

b) Cường độ dòng điện qua các điện trở R1, R2, R3.
Cường độ dòng điện qua điện trở R1 = cường độ dòng điện qua mạch chính:
I1 = I23 = IAB =  = 1 (A)
Vì R2=R3, U2=U3 (HĐT mắc tại hai đầu đoạn mạch song song)cường độ dòng điện qua mỗi điện trở R2 và R3 bằng nhau: I2 = I3 =  = 0,5 (A)
2. Khi R3 thay đổi, xác định R3 để công suất tiêu thụ trên R3 là lớn nhất.
Gọi giá trị của điện trở R3 cần tìm là x ().
.............................................................................................
Vậy khi R3 = 5( thì công suất tiêu thụ trên R3 là lớn nhất.
Câu 2 (1,0 điểm): Xác định chiều dòng điện chạy trong dây dẫn trong các trường hợp sau:







Câu 3 (2,0 điểm):....................
Câu 4 (1,0 điểm):....................
Hình a) Chiều dòng điện đi từ phía sau ra phía trước mặt phẳng trang giấy
Hình b,c) Chiều dòng điện đi từ phía trước ra phía sau mặt phẳng trang giấy
Câu 5 (3,0 điểm):
1. Xác định tính chất của ảnh:
Do vật AB đặt ở ngoài khoảng tiêu cự (d > f) của thấu kính hội tụ nên ảnh A’B’ sẽ là ảnh thật, ngược chiều với vật.
2. Dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính:













3. Tính khoảng cách từ vật và từ ảnh tới quang tâm của thấu kính.
Xét 2 tam giác vuông (ABO và (A’B’O có góc AOB = góc A’OB’
( (ABO đồng dạng với (A’B’O
( 
Theo bài ra thì: A’B’ = 2AB; AA’ = 60 cm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Chiến
Dung lượng: 79,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)