Đề+Đ.Án+ Thi HS Năng khiếu Q Lưu-Nghệ an- Ngữ văn 8
Chia sẻ bởi Đào Xuân Ngãi |
Ngày 11/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Đề+Đ.Án+ Thi HS Năng khiếu Q Lưu-Nghệ an- Ngữ văn 8 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN
LỚP : 8
Thời gian 120 phút ( Không kể thời gian giao đề).
ĐỀ RA:
Câu 1 ( 3 điểm )
Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau:
“ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ...”
(Quê hương – Tế Hanh)
Câu 2 (7 điểm)
Hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945 qua hai văn bản: Lão Hạc của nhà văn Nam Cao và Tức nước vỡ bờ- Trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM:
Câu 1:(3 điểm )
-Viết được đoạn văn phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, cảm nhận được nêu giá trị thẩm mỹ của câu thơ. Cách trình bày từ nghệ thuật nêu được nội dung.
- Nội dung cần làm nổi bật được những ý sau :
ý 1. + Hình ảnh so sánh : “ cánh buồm ” với “mảnh hồn làng”->Hình ảnh cánh buồm mang vẻ đẹp bay bổng và chứa đựng một ý nghĩa trang trọng, lớn lao bất ngờ ... ( 0,5 điểm ).
ý 2. +Biện pháp tu từ nhân hóa : cánh buồm “ rướn thân ...”- > cánh buồm trở nên sống động, cường tráng... như một sinh thể sống( 0,5 điểm)
ý 3. + Cách sử dụng từ độc đáo: các động từ “giương , rướn ” -> thể hiện sức vươn mạnh mẽ của cánh buồm...
+ Màu sắc và tư thế “ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ” của cánh buồm
-> làm tăng vẻ đẹp lãng mạn, kì vĩ, bay bổng của con thuyền .( 0,5 điểm )
ý 4. + Hình ảnh tượng trưng : Cánh buồm trắng no gió biển khơi quen thuộc ở đây không đơn thuần là một công cụ lao động mà đã trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng; nó trở thành biểu tượng cho linh hồn làng chài miền biển ...( 0,5 điểm ).
ý 5 + Câu thơ vừa vẽ ra chính xác “ hình thể ” vừa gợi ra “ linh hồn ” của sự vật. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người dân chài đã gửi gắm vào cánh buồm căng gió. Có thể nói cánh buồm ra khơi đã mang theo hơi thở, nhịp đập và hồn vía của quê hương làng chài... ( 0,5 điểm )
ý 6.+Tâm hồn tinh tế, tài hoa và tấm lòng gắn bó sâu nặng thiết tha với cuộc sống lao động của làng chài quê hương trong con người tác giả. ( 0,5 điểm)
Câu 2: ( 7 điểm)
1. Yêu cầu về hình thức :
- Viết đúng thể loại nghị luận về một nhân vật văn học .
- Bố cục ba phần đảm bảo rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ.
- Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về nội dung :
ý 1. Hoàn cảnh của người nông dân Việt nam trước cách mạng tháng Tám 1945: Đói nghèo, bị áp bức bóc lột, bị đè nén...
ý 2. Làm rõ vẻ đẹp người nông dân Việt nam dưới chế độ phong kiến trước năm 1945.
- Chị Dậu:
* Chị Dậu: là người phụ nữ yêu chồng thương con
+ Chị là người vợ chu đáo, tận tình, tận tâm chăm sóc chồng.
+ Chị tìm mọi cách để bảo vệ chồng khỏi đòn roi của bọn cai lệ .
* Chị Dậu là một người đảm đang tháo vát, đứng trước khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua( phải nộp một lúc 2 suất sưu, anh Dậu thì ốm đau, đàn con bé dại ...) tất cả đều trông vào sự chèo chống của chị.
* Chị Dậu là người phụ nữ thông minh, sắc sảo.
Chị vốn hiền dịu, khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng(khi bọn cai lệ định xông vào trói chồng, chị đã cố van xin chúng tha cho chồng nhưng không được chị đã đấu lí với chúng).
* Chị Dậu là người có sức mạnh tiền tàng, ý thức sâu sắc về nhân phẩm.
+Khi cai lệ và người nhà lý trưởng có hành động thô bạo với chị, chị đã vùng lên quật ngã chúng trong tư thế ngang hàng, bất khuất với sức mạnh kì lạ.
- Lão Hạc:
* Người cha rất mực thương con.
* Người nông dân giàu lòng nhân ái.
* Là người giàu lòng tự trọng....
ý 3. Số phận của những người nông dân:
MÔN: NGỮ VĂN
LỚP : 8
Thời gian 120 phút ( Không kể thời gian giao đề).
ĐỀ RA:
Câu 1 ( 3 điểm )
Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau:
“ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ...”
(Quê hương – Tế Hanh)
Câu 2 (7 điểm)
Hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945 qua hai văn bản: Lão Hạc của nhà văn Nam Cao và Tức nước vỡ bờ- Trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM:
Câu 1:(3 điểm )
-Viết được đoạn văn phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, cảm nhận được nêu giá trị thẩm mỹ của câu thơ. Cách trình bày từ nghệ thuật nêu được nội dung.
- Nội dung cần làm nổi bật được những ý sau :
ý 1. + Hình ảnh so sánh : “ cánh buồm ” với “mảnh hồn làng”->Hình ảnh cánh buồm mang vẻ đẹp bay bổng và chứa đựng một ý nghĩa trang trọng, lớn lao bất ngờ ... ( 0,5 điểm ).
ý 2. +Biện pháp tu từ nhân hóa : cánh buồm “ rướn thân ...”- > cánh buồm trở nên sống động, cường tráng... như một sinh thể sống( 0,5 điểm)
ý 3. + Cách sử dụng từ độc đáo: các động từ “giương , rướn ” -> thể hiện sức vươn mạnh mẽ của cánh buồm...
+ Màu sắc và tư thế “ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ” của cánh buồm
-> làm tăng vẻ đẹp lãng mạn, kì vĩ, bay bổng của con thuyền .( 0,5 điểm )
ý 4. + Hình ảnh tượng trưng : Cánh buồm trắng no gió biển khơi quen thuộc ở đây không đơn thuần là một công cụ lao động mà đã trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng; nó trở thành biểu tượng cho linh hồn làng chài miền biển ...( 0,5 điểm ).
ý 5 + Câu thơ vừa vẽ ra chính xác “ hình thể ” vừa gợi ra “ linh hồn ” của sự vật. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người dân chài đã gửi gắm vào cánh buồm căng gió. Có thể nói cánh buồm ra khơi đã mang theo hơi thở, nhịp đập và hồn vía của quê hương làng chài... ( 0,5 điểm )
ý 6.+Tâm hồn tinh tế, tài hoa và tấm lòng gắn bó sâu nặng thiết tha với cuộc sống lao động của làng chài quê hương trong con người tác giả. ( 0,5 điểm)
Câu 2: ( 7 điểm)
1. Yêu cầu về hình thức :
- Viết đúng thể loại nghị luận về một nhân vật văn học .
- Bố cục ba phần đảm bảo rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ.
- Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về nội dung :
ý 1. Hoàn cảnh của người nông dân Việt nam trước cách mạng tháng Tám 1945: Đói nghèo, bị áp bức bóc lột, bị đè nén...
ý 2. Làm rõ vẻ đẹp người nông dân Việt nam dưới chế độ phong kiến trước năm 1945.
- Chị Dậu:
* Chị Dậu: là người phụ nữ yêu chồng thương con
+ Chị là người vợ chu đáo, tận tình, tận tâm chăm sóc chồng.
+ Chị tìm mọi cách để bảo vệ chồng khỏi đòn roi của bọn cai lệ .
* Chị Dậu là một người đảm đang tháo vát, đứng trước khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua( phải nộp một lúc 2 suất sưu, anh Dậu thì ốm đau, đàn con bé dại ...) tất cả đều trông vào sự chèo chống của chị.
* Chị Dậu là người phụ nữ thông minh, sắc sảo.
Chị vốn hiền dịu, khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng(khi bọn cai lệ định xông vào trói chồng, chị đã cố van xin chúng tha cho chồng nhưng không được chị đã đấu lí với chúng).
* Chị Dậu là người có sức mạnh tiền tàng, ý thức sâu sắc về nhân phẩm.
+Khi cai lệ và người nhà lý trưởng có hành động thô bạo với chị, chị đã vùng lên quật ngã chúng trong tư thế ngang hàng, bất khuất với sức mạnh kì lạ.
- Lão Hạc:
* Người cha rất mực thương con.
* Người nông dân giàu lòng nhân ái.
* Là người giàu lòng tự trọng....
ý 3. Số phận của những người nông dân:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Xuân Ngãi
Dung lượng: 6,46KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)