DE CUONG VL9 HK II.12-13

Chia sẻ bởi Thái Phước Thịnh | Ngày 14/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: DE CUONG VL9 HK II.12-13 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP HK II. VẬT LÝ 9
I.Lý thuyết
Phát biểu định luật Ôm, viết công thức và nêu đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
Định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp, song song.
Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức?
Định luật Jun-Lenxơ? Công thức và đơn vị đo?
Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng ? Dòng điện xoay chiều? Máy phát điện xoay chiều?
Biện pháp làm giảm hao phí điện năng do toả nhiệt trên đường dây tải điện? Biện pháp nào tốt hơn? Vì sao?
Máy biến thế?
Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ?
Nêu đặc điểm của TKHT và TKPK? Các tia sáng đặc biệt của TKHT và TKPK?
Nêu đặc điểm của ảnh tạo bởi TKHT và TKPK?
Vật kính của máy ảnh là loại thấu kính gì? Ảnh của vật cần chụp hiện lên ở đâu?
Nêu đặc điểm của mắt cận và cách khắc phục tật cận thị?
Nêu đặc điểm của mắt lão và cách khắc phục tật mắt lão.
Kính lúp là gì? Kính lúp dùng để làm gì? Đặc điểm ảnh của một vật qua kính lúp?
Ánh sáng trắng và ánh sáng màu? Người ta phân tích áng sáng trắng như thế nào?
Màu sắc của các vật dưới ánh sáng trắng và áng sáng màu?
Các tác dụng của ánh sáng.
Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng?
Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.
Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.
Động cơ nhiệt.
II . Bài tập:
Làm và xem kĩ lại tất cả các bài tập đã giải trong SBT
Làm các bài tập bổ sung sau:
I.Trắc nghiệm khách quan.
1.Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
A.Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và trở lại môi trường đầu tiên.
B.Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và truyền vào môi trường thứ hai.
C.Tia khúc xạ nằm trong mặt phân cách giữa hai môi trường.
D.Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ giảm.
2.Một tia sáng truyền từ không khí vào thủy tinh:
A.Có góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i. B. Có góc khúc xạ r bằng góc tới i.
C. Có góc khúc xạ r nhỏ hơn góc tới i. D.Cả A, B, C đều có khả năng xảy ra.
3.Đối với TKHT:
A.Vật ảo luôn luôn cho ảnh thật cùng chiều với vật.
B.Vật thật ở trong khoảng OF sẽ cho ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật.
C.Vật thật ở ngoài khoảng OF có thể cho ảnh ảo nhỏ hơn hoặc lớn hơn vật.
D.Tất cả A, B, C đều sai.
4.Một vật AB cao 5cm đặt trước thấu kính hội tụ, thu được một ảnh cao 2cm. Ảnh đó là:
A.Ảnh thật. B.Ảnh ảo. C.Có thể thật hay ảo. D.Ảnh có thể cùng chiều hay ngược chiều vật.
5.Trong hiện tượng khúc xạ ánh sang không thể có:
A.Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới.
B.Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng với tia tới.
C.Tia khúc xạ nằm trong cùng mặt phẳng phân cách của hai môi trường.
D.Tia khúc xạ nằm bên kia pháp tuyến của mặt phân cách so với tia tới.
6.Một tia sáng truyền từ nước ra ngoài không khí:
A. Có góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i. B Có góc khúc xạ r nhỏ hơn góc tới i.
C. Có góc khúc xạ r bằng góc tới i D.Tia khúc xạ nằm trong mặt thoáng.
7.Đối với TKPK:
A.Tia sáng đi qua quang tâm O sẽ truyền thẳng.
B.Tia sáng tới song song với trục chính thì tia ló sẽ đi qua tiêu điểm F’.
C.Tia sáng có phương kéo dài đi qua tiêu điểm vật chính F thì tia ló song song với trục chính.
D.Tia sáng tới qua tiêu điểm ảnh chính F’ thì tia ló không song song với trục chính.
8.Một vật cao 4 cm đặt trước một TKHT. Ta thu được ảnh cao 5,5 cm. Ảnh đó là:
A.Ảnh thật. B.Ảnh ảo. C.Có thể thật hay ảo. D.Cùng chiều vật.
9.Một TKHT có tiêu cự là 20
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thái Phước Thịnh
Dung lượng: 83,00KB| Lượt tài: 22
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)