De cuong vat ly lop 7
Chia sẻ bởi Bùi Hoàng Khang |
Ngày 17/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: de cuong vat ly lop 7 thuộc Vật lí 7
Nội dung tài liệu:
ONTHIONLINE.NET
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
MÔN : VẬT LÝ 7
I.Kiến thức cơ bản :
1.Sự nhiễm điện do cọ xát:
-Bằng cọ xát có thể làm nhựa,ni lông,thủy tinh,vải,lụa,len,giấy,kim loại…bị nhiễm điện. Như vậy có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách co xát.
-Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích)có khả năng hút được các vật khác hay cũng có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện
2.Hai loại điện tích:
-Có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.Các vật nhiễm cùng loại thì đẩy nhau ,khác loại thì hút nhau.
-Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn , nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.
3.Dòng điện :
-Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng .
(-Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng)
4.Nguồn điện:
-Nguồn điện cung cấp dòng điện lâu dài để các dụng cụ điện hoạt động .Mỗi nguồn điện đều có hai cực là cực dương và cực âm
-Các thiết bị hoạt động khi có dòng điện chạy qua.
-Các nguồn điện thường dùng : pin,ăcquy
5.Mạch điện :
-Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lấy mạch điện tương ứng.Mỗi bộ phận trong sơ đồ được biểu diễn bằng một kí hiệu .
6.Chiều dòng điện:
Quy ước là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
7. Bản chất của dòng điện trong kim loại :
Là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng theo chiều ngược với chiều quy ước của dòng điện.
8. Chất dẫn điện và chất cách điện :
-Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.(vd: bạc ,đồng, vàng, sắt ,nhôm,thủy ngân,than chì…)
-Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua(vd: thủy tinh ,sứ ,nhựa,cao su , nước nguyên chất…)
9.Tác dụng của dòng điện:
a. Dòng điện có tác dụng nhiệt : Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng tới nhiệt độ cao thì phát sáng .
b. Dòng điện có tác dụng phát sáng: Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng đến nhiệt độ cao .
c. Dòng điện có tác dụng từ: Dòng điện có thể làm quay kim nam châm và hút vật nhỏ bằng sắt.
d. Dòng điện có tác dụng hóa học: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng , nó tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm .
e. Dòng điện có tác dụng sinh lí: Dòng điện khi đi qua cơ thể người và các động vật có thể gây co giật, thần kinh tê liệt, thậm chí gây chết người.
10. Cường độ dòng điện :
-Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.
-Đo cường độ dòng điện bằng dụng cụ ampe kế
Qui tắc dùng ampe kế:
Chọn ampe kế có giới hạn đo phù hợp với giá trị muốn đo
Mắc ampe kế nối tiếp với vật dẫn cần đo cường độ dòng điện
Mắc ampe kế trong mạch sao cho chốt dương của ampe kế với cực dương của nguồn điện.
Đơn vị của cường độ dòng diện là:
+ampe (A)
+miliampe (mA)
1A= 1000 mA
11. Hiệu điện thế:
- Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở 2 cực của nó,do đó giữa 2 cực của mỗi nguồn điện có một hiệu điện thế.
-Đo hiệu điện thé bằng dụng cụ vôn kế
Quy tắc dùng vôn kế:
+Chọn vôn kế có giới hạn đo phù hợp với giá trị muốn đo.
+Mắc vôn kế song song với 2 đầu đoạn mạch cần đo hiệu điện thế
+Mắc vôn kế vào đoạn mạch sao cho chốt dương của nó được mắc với cực dương của nguồn điện.
-Đơn vị hiệu điện thế:
+ vôn (V)
+ milivôn (mV) ; 1V = 1000mV
+kilôvôn (kV) ; 1 kV = 1000V
-Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị hiệu điện thế giữa 2 cực của nó khi chưa mắc vào mạch.
12. Hiệu điện thế giữa 2 đầu dụng cụ dùng điện:
-Hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
MÔN : VẬT LÝ 7
I.Kiến thức cơ bản :
1.Sự nhiễm điện do cọ xát:
-Bằng cọ xát có thể làm nhựa,ni lông,thủy tinh,vải,lụa,len,giấy,kim loại…bị nhiễm điện. Như vậy có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách co xát.
-Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích)có khả năng hút được các vật khác hay cũng có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện
2.Hai loại điện tích:
-Có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.Các vật nhiễm cùng loại thì đẩy nhau ,khác loại thì hút nhau.
-Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn , nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.
3.Dòng điện :
-Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng .
(-Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng)
4.Nguồn điện:
-Nguồn điện cung cấp dòng điện lâu dài để các dụng cụ điện hoạt động .Mỗi nguồn điện đều có hai cực là cực dương và cực âm
-Các thiết bị hoạt động khi có dòng điện chạy qua.
-Các nguồn điện thường dùng : pin,ăcquy
5.Mạch điện :
-Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lấy mạch điện tương ứng.Mỗi bộ phận trong sơ đồ được biểu diễn bằng một kí hiệu .
6.Chiều dòng điện:
Quy ước là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
7. Bản chất của dòng điện trong kim loại :
Là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng theo chiều ngược với chiều quy ước của dòng điện.
8. Chất dẫn điện và chất cách điện :
-Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.(vd: bạc ,đồng, vàng, sắt ,nhôm,thủy ngân,than chì…)
-Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua(vd: thủy tinh ,sứ ,nhựa,cao su , nước nguyên chất…)
9.Tác dụng của dòng điện:
a. Dòng điện có tác dụng nhiệt : Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng tới nhiệt độ cao thì phát sáng .
b. Dòng điện có tác dụng phát sáng: Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng đến nhiệt độ cao .
c. Dòng điện có tác dụng từ: Dòng điện có thể làm quay kim nam châm và hút vật nhỏ bằng sắt.
d. Dòng điện có tác dụng hóa học: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng , nó tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm .
e. Dòng điện có tác dụng sinh lí: Dòng điện khi đi qua cơ thể người và các động vật có thể gây co giật, thần kinh tê liệt, thậm chí gây chết người.
10. Cường độ dòng điện :
-Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.
-Đo cường độ dòng điện bằng dụng cụ ampe kế
Qui tắc dùng ampe kế:
Chọn ampe kế có giới hạn đo phù hợp với giá trị muốn đo
Mắc ampe kế nối tiếp với vật dẫn cần đo cường độ dòng điện
Mắc ampe kế trong mạch sao cho chốt dương của ampe kế với cực dương của nguồn điện.
Đơn vị của cường độ dòng diện là:
+ampe (A)
+miliampe (mA)
1A= 1000 mA
11. Hiệu điện thế:
- Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở 2 cực của nó,do đó giữa 2 cực của mỗi nguồn điện có một hiệu điện thế.
-Đo hiệu điện thé bằng dụng cụ vôn kế
Quy tắc dùng vôn kế:
+Chọn vôn kế có giới hạn đo phù hợp với giá trị muốn đo.
+Mắc vôn kế song song với 2 đầu đoạn mạch cần đo hiệu điện thế
+Mắc vôn kế vào đoạn mạch sao cho chốt dương của nó được mắc với cực dương của nguồn điện.
-Đơn vị hiệu điện thế:
+ vôn (V)
+ milivôn (mV) ; 1V = 1000mV
+kilôvôn (kV) ; 1 kV = 1000V
-Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị hiệu điện thế giữa 2 cực của nó khi chưa mắc vào mạch.
12. Hiệu điện thế giữa 2 đầu dụng cụ dùng điện:
-Hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Hoàng Khang
Dung lượng: 71,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)