ĐỀ CƯƠNG VẬT LÝ 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Phạm Đức Tuấn |
Ngày 14/10/2018 |
114
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG VẬT LÝ 9 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
PHẦN 1: ĐIỆN HỌC
CHỦ ĐỀ 1: MỐI LIÊN HỆ GIỮA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ Ở HAI ĐẦU DÂY DẪN
LÝ THUYẾT
- Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó
(Tức là: I = a.U hay )
- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế:
/
+ Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần
+ Đồ thị được biểu diễn bằng đường thẳng đi qua gốc tọa độ (U = 0; I = 0)
BÀI TẬP
Bài 1: Cường độ dòng điện qua một dây dẫn là 0,5A, hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 7,5V. Cường độdòng điện qua dây dẫn là bao nhiêu nếu hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 12V
Bài 2: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 220V, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là 0,5A. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thêm 50V. Tính độ tăng của cường độ dòng điện chạy qua
Bài 3: Khi đặt hiệu điện thế 15V vào 2 đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là 5mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 3mA thì hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là bao nhiêu?
Bài 4: Hiệu điện thế hai đầu dây dẫn là 12V thì cường độ dòng điện qua dây là 0,6A. Nếu tăng hiệu điện thế:
a) Lên gấp 3 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là bao nhiêu?
b) Thêm 3V thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là bao nhiêu?
Bài 5: Một bạn học sinh làm thí nghiệm về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, thu được kết quả ghi ở bảng sau:
Lần đo
1
2
3
4
5
6
7
V (vôn kế)
3,0
4,5
6,0
7,0
8,0
9,0
10
I (Ampe kế)
0,2
0,4
0,5
0,7
0,8
1,0
1,3
Hãy dựa vào kết quả trên để vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
CHỦ ĐỀ 2: ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN – ĐỊNH LUẬT OHM (ÔM)
LÝ THUYẾT
1) Khái niệm cơ bản về điện trở
- Điện trở của một dây dẫn biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của một dây dẫn
- Thông thường, khi nhiệt độ thay đổi ít thì điện trở của một dây dẫn có giá trị không đổi
- Điện trở của một dây dẫn được xác định bằng công thức:
U có đơn vị là vôn (V)
I có đơn vị là ampe (A)
R có đơn vị là Ôm (()
- Đổi đơn vị điện trở:
Kilôôm (k(): 1k( = 1000(
Meegaôm (M(): 1M(= 1000 k(
- Kí hiệu điện trở trong sơ đồ mạch điện:
/
2) Định luật Ohm (Ôm)
- Cường độ dòng điện I chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở R của dây
- Công thức:
- Cách xác định điện trở bằng vôn kế và ampe kế:
- Mắc mạch điện theo sơ đồ mạch điện sau:
/
• Đo cường độ dòng điện, dùng ampe kế I
• Đo hiệu điện thế, dùng vôn kế U
• Xác định điện trở của dây dẫn theo công thức:
BÀI TẬP
Bài 6: Một điện trở 20 (
a) Khi mắc điện trở này vào hiệu điện thế 6 V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là bao nhiêu?
b) Muốn cường độ dòng điện chạy qua điện trở tăng thêm 0,2 A so với trường hợp trên thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở khi đó là bao nhiêu?
Bài 7: Giữa hai đầu một điện trở R1 = 30 ( có một hiệu điện thế là 6 V
a) Tính cường độ dòng điện đi qua điện trở đó
b) Giữ nguyên hiệu điện thế đã cho thay điện trở trên bằng một điện trở khác sao cho dòng điện qua điện trở mới (R2) có cường độ I2 = 0,8I1. Tính giá trị điện trở mới (R2)
Bài 8: Một điện trở R = 12 ( được mắc giữa hai điểm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Phạm Đức Tuấn
Dung lượng: 573,83KB|
Lượt tài: 2
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)