ĐỀ CƯƠNG VẬT LÝ 7

Chia sẻ bởi Bùi Dương Thái Tâm | Ngày 17/10/2018 | 70

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG VẬT LÝ 7 thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:


PHẦN 1: QUANG HỌC
CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
LÝ THUYẾT
1) Nhận biết ánh sáng
Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta
2) Nhìn thấy một vật
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta
3) Nguồn sáng và vật sáng
- Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng
- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắc lại ánh sáng chiếu đến nó
BÀI TẬP
Bài 1: Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
a) Ta không nhận biết được ánh sáng khi ………… ánh sáng truyền vào mắt ta
b) Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ ………… vào mắt ta
c) Vật sáng gồm ………… và …………
d) Vật đen là vật ………… tự phát ra ánh sáng và cũng không ………… chiếu vào nó
Bài 2: Hãy nêu 3 vật gọi là nguồn sáng, 3 vật gọi là vật sáng
Bài 3: Đánh dấu (x) vào ô trả lời thích hợp:

Đúng Sai
Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta ( (
Ta nhìn thấy một vật khi vật phát ra ánh sáng ( (
Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng ( (
Ta nhìn quyển sách trên bàn, quyển sách là vật sáng ( (
Miếng vải đen không phải là vật sáng ( (
Cây đèn cầy (nến) không phải là nguồn sáng ( (
Tấm gương phản chiếu ánh sáng mặt trời là nguồn sáng ( (

Bài 4: Khi nhìn vào một bông hoa (hoặc 1 vật), ta có thể nhìn thấy nhiều màu sắc khác nhau như: vàng, đỏ, xanh,… Tại sao ta có thể nhìn và phân biệt được các màu như vậy?
Bài 5: Ban đêm nhìn trên bầu trời ta thấy rất nhiều vì sao sáng. Các vì sao này có phải là vật sáng không? Tại sao?
Bài 6: Ta dùng một chiếc gương phẳng hướng ánh sáng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng. Gương đó có phải là nguồn sáng không? Tại sao?
Bài 7: Mắt có thể nhìn thấy rõ những vật đặt phía sau một tấm kính mỏng, nhưng nếu tấm kính càng dày thì càng khó nhìn. Khi tấm kính dày đến một mức nào đó, thì mắt không thể nhìn được những vật đặt phía sau. Hãy giải thích vì sao? Biết tấm kính là vật trong suốt
Bài 8: Đánh dấu (x) vào ô thích hợp:

Nguồn sáng Vật hắt lại ánh sáng Không phải ánh sáng
chiếu vào nó
Mặt trời ( ( (
Mặt trăng đêm rằm ( ( (
Cây bút trong hộp kín ( ( (
Máy bay bay trên trời buổi sáng ( ( (
Màn hình máy tính đang hoạt động ( ( (
Tờ giấy màu đen ( ( (

Bài 9: Nếu dùng đèn laser màu đỏ chiếu vào một tấm bìa trắng thì thấy có một đốm sáng màu đỏ trên tấm bìa nhưng tại sao khi chiếu vào không khí ta không thấy một đốm đỏ
Bài 10: Tại sao ở các phòng thí nghiệm đo phổ quang người ta thường dùng màn đen để phủ lên các hệ thiết bị đo?
Bài 11: Khi các bạn học sinh xếp hàng trước khi vào lớp. Lớp trưởng hay hô to: “Đằng trước thẳng”. Vậy làm thế nào ta biết ta đã đứng thẳng hay chưa? Điều này ứng dụng kiến thức vật lý nào?
Bài 12: Muốn nhìn thấy một vật nào đó thì phải có ánh sáng từ vật đó truyền về phía mặt mình nhưng tại sao ta chỉ cần thắp sáng một ngọn nến thì ánh sáng hầu như lan tỏa khắp phòng?
CHỦ ĐỀ 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
LÝ THUYẾT
1) Đường truyền của ánh sáng
Đường truyền ánh sáng trong không khí là đường thẳng
2) Tia sáng và chùm sáng
- Tia sáng:là đường truyền ánh sáng bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng
- Chùm sáng:gồm nhiều tia sáng hợp thành
- Có 3 loại chùm sáng: chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kỳ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Dương Thái Tâm
Dung lượng: 1,88MB| Lượt tài: 2
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)