De cuong vat ly

Chia sẻ bởi Mai Hồng Hạnh | Ngày 17/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: de cuong vat ly thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:












































Câu 1: Vật nhiễm điện có khả năng gì? Nêu cách nhiễm điện cho vật.

Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.
Cách nhiễm điện có khả năng:
C1: Cọ xát
Sau khi cọ xát, hai vật nhiễm điện khác loại.
C2: Nhiễm điện do hưởng ứng
Đưa 1 vật dẫn trung hòa về điện lại gần một vật nhiễm điện.
( Vật đó trở thành 1 vật có 2 phần nhiễm điện trái dấu nhau( cả vật vẫn trung hòa)
Đầu ở gần vật nhiễm điện thì nhiễm điện trái dấu.
Đầu ở xa vật nhiễm điện thì nhiễm điện cùng dấu.
C3: Nhiễm điện do tiếp xúc với vật nhiễm điện
Một vật trung hòa về điện tiếp xúc với vật nhiễm điện loại gì thì nó nhiễm điện loại ấy.
Câu 2: Có mấy loại điện tích. Các loại điện tích tương tác với nhau ntn?
Có 2 loại điện tích: điện tích dương (+), điện tích âm (-).
Các loại điện tích tương tác với nhau là: Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Câu 3: Khi nào vật nhiễm điện âm, dương?
Vật nhiễm điện âm khi vật nhận thêm êlectron
Vật nhiễm điện dương khi vật mất bớt êlectron
Câu 4: Dòng điện là gì? Quy ước chiều dòng điện.
Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Quy ước chiều dòng điện : Là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
Câu 5 : Nêu công dụng của nguồn điện, ý nghĩa số V ghi trên nguồn.
Công dụng nguồn điện: Cung cấp dòng điện cho các thiết bị điện.
Là đơn vị đo hiệu điện thế.
Câu 6 : Chất dẫn điện, chất cách điện là gì ? Cho ví dụ.
Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua
VD : Bạc, đồng, vàng,...
Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua
VD : Nước nguyên chất, không khí, gỗ khô,...
Câu 7 : Nêu tác dụng của nguồn điện, nêu ứng dụng.
Có 5 tác dụng của dòng điện :
Tác dụng nhiệt : Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn đó nóng lên. Nếu vật dẫn nóng tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng.
Ứng dụng : Chế tạo các dụng cụ đốt nóng bằng điện như nồi cơm điện, bàn là, máy sấy tóc,...
Tác dụng phát sáng : Dòng điện có thể làm sáng bóng đền bút thử điện và đèn điốt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.
Ứng dụng : làm bóng đèn bút thử điện, đèn điôt phát quang, đèn compắc,...
Tác dụng từ : Có thể làm quay kim nam châm.
Ứng dụng : Làm nam châm điện dùng trong chuông điện, cần cẩu điện, máy phát điện, động cơ điện.
Tác dụng hóa học : Khi cho dòng điện chạy qua kim loại, tách kim loại ra khỏi dung dịch muối thì giải phóng kim loại ra khỏi thỏi than.
Ứng dụng : Kĩ thuật mạ kim loại.
Tác dụng sinh lý : Làm cơ co giật, tim ngừng đập, ngạt thở, tê liệt thần kinh.
Ứng dụng : Châm cứu,...
Câu 8 : Cường độ dòng điện cho biết gì ? Kí hiệu ? Đơn vị ? Dụng cụ đo. Nêu cách dùng.
Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện là giá trị cường độ dòng điện trong mạch
Cường độ dòng điện được kí hiệu bằng chữ I
Đơn vị đo của cường độ dòng điện là Ampe (A) hoặc Miliampe (mA)
Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.
Cách dùng :
Chọn ampe kế có GHĐ, ĐCNN phù hợp với giá trị cần đo.
Mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo cường độ dòng điện chạy qua.
Mắc ampe kế sao cho chốt dương của ampe kế mắc về phía cực dương của nguồn.
Câu 9 : Hiệu điện thế là gì ? Kí hiệu ? Đơn vị ? Dụng cụ đo. Nêu cách dùng dụng cụ đo ?
Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó.
Kí hiệu : U
Đơn vị : V(vôn) hoặc mV( milivôn)
Cách dùng :
+ Chọn vôn kế có giới hạn đo ĐCNN phù hợp.
+ Mắc vôn kế song song vs đoạn mạch cần đo
+ Mắc vôn kế chốt dương vs cực dương, chốt âm với cực âm
Câu 10 : Nêu ý nghĩa số vôn ghi trên dụng cụ điện.
Là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Hồng Hạnh
Dung lượng: 43,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)