ĐỀ CƯƠNG VAN 6
Chia sẻ bởi Nguyễn Hương Giang |
Ngày 15/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG VAN 6 thuộc Sinh học 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 6
A.Văn học:
Truyện truyền thuyết: Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Truyện cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
-Nhân vật bất hạnh;
-Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;
-Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch;
-Nhân vật là động vật.
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
Truyện ngụ ngôn: Là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Truyện cười: Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
B. Tiếng việt:
1. Từ và cấu tạo từ Tiếng việt
+ Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu
+ Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ
+ Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức
+ Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.
2. Từ mượn
+ Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,…mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Đó là các từ mượn.
+ Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt).
Bên cạnh đó, tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga,…
+ Các từ mượn đã được Việt hoá thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau.
+ Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tuỳ tiện.
3. Nghĩa của từ
+ Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị.
+ Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách chính như sau:
Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích
4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
+ Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa
+ Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
+ Trong từ nhiều nghĩa có:
Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
+ Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
5. Chữa lỗi dùng từ
+ Lặp từ
+ Lẫn lộn từ gần âm
+ Dùng từ không đúng nghĩa
6. Danh từ - Cụm danh từ
+ Danh từ chỉ sự vật gồm danh từ chung và danh từ riêng. Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật. Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương…
+ Khi viết danh từ riêng, ta viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Cụ thể:
Đối với tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng
Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt): viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo
MÔN: NGỮ VĂN 6
A.Văn học:
Truyện truyền thuyết: Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
Truyện cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
-Nhân vật bất hạnh;
-Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;
-Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch;
-Nhân vật là động vật.
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
Truyện ngụ ngôn: Là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Truyện cười: Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
B. Tiếng việt:
1. Từ và cấu tạo từ Tiếng việt
+ Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu
+ Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ
+ Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức
+ Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.
2. Từ mượn
+ Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,…mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Đó là các từ mượn.
+ Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt).
Bên cạnh đó, tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga,…
+ Các từ mượn đã được Việt hoá thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau.
+ Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tuỳ tiện.
3. Nghĩa của từ
+ Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị.
+ Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách chính như sau:
Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích
4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
+ Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa
+ Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
+ Trong từ nhiều nghĩa có:
Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
+ Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
5. Chữa lỗi dùng từ
+ Lặp từ
+ Lẫn lộn từ gần âm
+ Dùng từ không đúng nghĩa
6. Danh từ - Cụm danh từ
+ Danh từ chỉ sự vật gồm danh từ chung và danh từ riêng. Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật. Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương…
+ Khi viết danh từ riêng, ta viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Cụ thể:
Đối với tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng
Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt): viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hương Giang
Dung lượng: 61,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)