Đề cương + TT ĐỀ Văn 8 HK I ( TM +TS )

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Hoa | Ngày 11/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Đề cương + TT ĐỀ Văn 8 HK I ( TM +TS ) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

* Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh: 1. Các yêu cầu để làm bài văn thuyết minh: ? Đọc lại các VBTM và cho biết các VB ấy đã sử dụng các loại tri thức nào? Sử dụng các loại tri thức về sự vật (cây dừa), khoa học( lá cây, giun đất), lịch sử (khởi nghiã), văn hoá (Huế)... ? Công việc cần chuẩn bị đểviết bài văn thuyết minh? Quan sát: Tìm hiểu đối tượng về: Màu sắc, hình dáng, kích thước, đặc điểm, tính chất... Học tập:Tìmhiểu đối tượng trong sách báo, tài liệu... - Tham quan: Tìm hiểu đối tượng bằng cách trực tiếp ghi nhớ bằng các giác quan, ghi chép những số liệu... 2. Tìm hiểu phương pháp thuyết minh: a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: Mô hình: A là B Tác dụng: Giúp người đọc hiểu về đối tượng. b. Phương pháp liệt kê: Cách làm: Kể ra lần lượt các đặc điểm tính chất của sự vật theo một trình tự nào đó. - Vai trò: Giúp hiểu sâu sắc, toàn diện và có ấn tượng về ND được thuyết minh. c. Phương pháp nêu ví dụ: - Cách làm: Dẫn ra những ví dụ, dẫn chứng... - Tác dụng: Thuyết phục người đọc, khiến họ tin vào những điều đã thuyết minh. d. Phương pháp dùng số liệu: - Cách làm: Dùng các số liệu, con số chính xác để khẳng định độ tin cậy cao của các tri thức được cung cấp. - Tác dụng: Làm cho người đọc tin... e. Phương pháp so sánh: - Cách làm: So sánh hai đối tượng nhằm làm nổi bật các đặc điểm tính chất của sự vật được thuyết minh. - Tác dụng: Tăng sức thuyết phục và độ tin cậy vào ND được thuyết minh. g. Phương pháp phân loại, phân tích: - Cách làm: Chia đối tượng ra từng mặt từng vấn đề để lần lượt thuyết minh. - Tác dụng: Giúp người đọc hiểu từng mặt của đối tượng một cách có hệ thống... Tóm lại: Trong , minh phương pháp một cách hợp lí, có hiệu quả. 3. Để làm một bài văn thuyết minh cần làm gì? a. Tìm hiểu đối tượng về màu sắc, hình dáng, kích thước, đặc điểm tính chất. b.Tìm hiểu đối tượng qua sách báo, tài liệu. c. Trực tiếp quan sát ghi nhớ thông qua các giác quan, ấn tượng. d. Cả a,b,c. 4. Làm thế nào để viết được một bài văn TM có sức thuyết phục? Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại... b. Sử dụng phương pháp : Nêu định nghĩa, giải thích. c. Sử dụng phương pháp : Nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu . d. Sử dụng phương pháp : phân tích, phân loại.

I. Dàn ý bài văn thuyết minh - Trình bày theo trật tự nhất định theo thời gian, địa điểm. Nhận thức riêng cuả cá nhân đối tượng nghe dược nói tới. II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh 1.Xác định đề tài - Đề tài viết về vấn đề gì? - Đề tài đó như thế nào? - Tác dụng ra sao đối với mỗi cá nhân... 2. Lập dàn ý Thường gồm 3 phần: A- Mở bài: - Nêu được đề tài bài viết (giới thiệu về danh nhân nào, tác giả, hoặc nhà khoa học nào…) - Cho người đọc nhận ra kiểu văn bản của bài làm (thuyết minh chứ không phải miêu tả, tự sự, biểu cảm hay nghị luận). - Thu hút sự chú ý của người đọc đối với đề tài (thấy được đó là một danh nhân, một tác giả, một nhà khoa học,.. rất cần được tìm hiểu, rất cần biết rõ). B- Thân bài: - Tìm ý, chọn ý: cần cung cấp cho người đọc những tri thức nào? Những tri thức ấy có chuẩn xác, khoa học và đủ để giới thiệu rõ danh nhân hay tác giả, nhà khoa học,.. được giới thiệu không? - Sắp xếp ý: cần bố trí các ý đã tìm được theo hệ thống nào để có thể giới thiệu được rành mạch và trôi chảy. C- Kết bài: - Trở lại được đề tài của bài thuyết minh. - Lưu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả.
Đề 1 : Thuyết minh về cái phích nước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Hoa
Dung lượng: 381,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)