ĐỀ CƯƠNG THI ÔN GHKII_văn

Chia sẻ bởi Mai Anh Thư | Ngày 11/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG THI ÔN GHKII_văn thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG THI ÔN GHKII
MÔN : NGỮ VĂN
Câu 1 : Chép thơ
Quê hương : Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !

Khi con tu hú : Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi !
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Tức cảnh Pác-bó : Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Vọng nguyệt : Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Ngắm trăng : Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.


Câu 2 : Bài tập Tiếng Việt
1. Câu nghi vấn là câu
- Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)…không, (đã)…chưa,…) Hoặc có từ hay.
- Có chức năng chính dùng để hỏi.
Khi viết, câu nghi vấn kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi.
---------------------------------------------------
2. Trong nhiều TH câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc … và không yêu cầu người đối thoại trả lời.
Nếu không dùng để hỏi thì trong một số TH câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm lửng


VD1 : Lúc nãy em té có đau lắm không?
Bạn đọc hay tôi đọc ?
VD2 : Hồn ở đâu bây giờ ? => biểu lộ tình cảm cảm xúc
Bạn mà làm thế mình sẽ mét cô bây giờ ? => đe dọa
Bạn làm hộ mình việc này đi ? => cầu khiến

Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,… đi, thôi, nào, … hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo …
Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dâu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.


VD: Học bài đi ! => ra lệnh
Thôi đừng lo lắng. => khuyên bảo
Cứ về đi. => yêu cầu
Mở cửa! => đề nghị
Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: Ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi (ơi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào… Dùng để biểu lộ trực tiếp cảm xúc của người nói( người viết); xuất hiên chủ yêu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngông ngữ văn chương
Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dâu chấm than


VD: Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu!

Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiêu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; Thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả …
Ngoài những chức năng chính trên đây câu trần thuật còn dúng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc… (vốn là chức năng chính của các kiểu câu khác)
Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dâu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
Đây là kiểu câu co bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp


VD: Thế rồi Dế Choắt tắt thở. => dùng để kể











Câu 3 : Đoạn văn nghị luận
1.Tôn sư trọng đạo
Tôn sư trọng đạo không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là 1 truyện thống vô cùng tốt đẹp của dân ta.1
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”2
1 chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy, thầy là người chỉ đường, vạch lối cho chúng ta.3 Vì thế công lao của thầy cô có thể so sánh với công ơn của cha mẹ.4 Bởi vậy “Tôn sư trọng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Anh Thư
Dung lượng: 26,13KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)