De cuong thi hk1 ly 6

Chia sẻ bởi Chu Nhat | Ngày 14/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: de cuong thi hk1 ly 6 thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 – MÔN LÝ 6
Câu 1: Nêu một số dụng cụ đo độ dài? Giới hạn đo của thước là gì? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì?
Những dụng cụ đo độ dài: Thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ.
Giới hạn đo của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Câu 2: Đơn vị đo độ dài là gì?
Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam là mét, kí hiệu là m.
Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét là kilômét (km) và nhỏ hơn mét là đềximét (dm), centimét (cm), milimét (mm).
1km = 1000m
1m = 10dm
1m = 100cm
1m = 1000mm
Câu 3: Nêu một số dụng cụ đo thể tích? Giới hạn đo của bình chia độ là gì là gì? Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là gì?
Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: bình chia độ, ca đong, chai, lọ, bơm tiêm có ghi sẵn dung tích.
Giới hạn đo của một bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình.
Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.
Câu 4: Đơn vị đo thể tích là gì?
Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l); 1l = 1dm3; 1ml = 1cm3 = 1cc.
Câu 5: Khối lượng là gì? Dụng cụ đo khối lượng là gì? Đơn vị đo khối lượng là gì? Nêu một số loại cân mà em biết?
Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật.
Đo được khối lượng bằng cân
Đơn vị đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg. Các đơn vị khối lượng khác thường được dùng là gam (g), tấn (t).
Một số loại cân thường gặp là: Cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế.
Câu 6: Lực là gì? Dụng cụ đo lực là gì? Đơn vị đo lực là gì?
Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này đã tác dụng lực lên vật kia.
Đo được lực bằng lực kế.
Đơn vị lực là niutơn, kí hiệu N.
Câu 7: Nêu 01 ví dụ về tác dụng đẩy, 01 ví dụ về tác dụng kéo của lực?
Gió thổi vào cánh buồm làm thuyền buồm chuyển động, khi đó gió đã tác dụng lực đẩy lên cánh buồm.
Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động, khi đó đầu tàu đã tác dụng lực kéo lên các toa tàu.
Câu 8: Thế nào là hai lực cân bằng?
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật.
Câu 9: Nêu ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng của 2 lực cân bằng là lực hút của trái đất tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng từ trên xuống dưới và lực đỡ của mặt bàn tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên, hai lực này có độ lớn bằng nhau.
Câu 10: Nêu kết quả tác dụng của lực?
Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.
Câu 11: Nêu 01 ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng, 01 ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
Dùng tay ép hoặc kéo lò xo, tức là ta tác dụng lực vào lò xo thì lò xo bị biến dạng (hình dạng của vật bị thay đổi so với trước khi bị lực tác dụng).
Khi ta đang đi xe đạp, nếu bóp phanh (tác dụng lực cản vào xe đạp) thì xe đạp sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
Câu 12: Trọng lực là gì? Cho biết phương và chiều của trọng lực?
Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật ở gần mặt đất gọi là trọng lượng của vật đó.
Câu 13: Lực đàn hồi là gì? Đặc điểm của lực đàn hồi?
Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
Độ biến dạng của vật đàn hồi càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn và ngược lại.
Câu 13: Viết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Chu Nhat
Dung lượng: 56,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)