Đề cương tham khảo Văn 6 học kỳ I

Chia sẻ bởi Phạm Nguyễn Phương Dung | Ngày 14/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: Đề cương tham khảo Văn 6 học kỳ I thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN – NGỮ VĂN KHỐI 6

I. Văn bản:
1/ Truyền thuyết là gì? Kể tên các truyện truyền thuyết mà em đã học?
2/ Thế nào là truyện cổ tích? Kể tên các truyện cổ tích mà em đã học.
3/ Truyện: “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” phản ánh hiện thực và ước mơ gì của người Việt cổ ?
4/ Truyện ngụ ngôn là gì? Em hãy nêu ý nghĩa của truyện ngụ ngôn : “Ếch ngồi đáy giếng” ?
5/ Truyện cười là gì? Truyện cười“ Treo biển” có ý nghĩa gì?
6/ Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “ Cái bọc trăm trứng” trong truyện “ Con Rồng cháu Tiên” là gì?
7/ Theo em truyền thuyết “ Thánh Gióng” đã phản ánh quan niệm và ước mơ gì của nhân dân?
8/ Từ truyện “Thạch Sanh” em hiểu được ước mơ gì của nhân dân lao động?
9/ Mục đích chính của truyện “ Em bé thông minh” là gì?
10/ Văn bản “Con hổ có nghĩa ” có ý nghĩa gì ?
11/ Người mẹ trong văn bản “ Mẹ hiền dạy con” đã dạy con như thế nào ?
II. TIẾNG VIỆT:
1/ Thế nào là từ đơn, từ phức? Đặt câu có từ đơn, từ phức.
2/ Thế nào là từ mượn? Xác định từ Hán Việt trong câu văn sau:
“Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành….”
3/ Từ ghép là gì? Từ láy là gì? Hãy tìm 3 từ láy tả dáng điệu, 3 từ láy tả tiếng cười.
4/ Nghĩa của từ là gì? Có mấy cách giải nghĩa của từ ? Giải thích nghĩa của từ “Hoàn Kiếm”?
5/ Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Cho ví dụ.
7/ Tìm hiện tượng chuyển nghĩa : chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động.
8/ Thế nào là danh từ ? Cho một ví dụ về danh từ chỉ người, một ví dụ về danh từ chỉ tên địa lí?
9/ Cụm danh từ là gì? Cho danh từ “chiếc bút ” hãy thêm phần phụ trước và phụ sau để hoàn thành cụm danh từ?
10/ Số từ khác với lượng từ như thế nào? Tìm số từ và lượng từ trong câu sau: Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời.
11/ Chỉ từ là gì? Tìm chỉ từ trong câu văn sau:
«  Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. »
12/ Thế nào là động từ? Xác định động từ trong câu sau: “ Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người”.
13/ Cụm động từ là gì? Tìm cụm động từ trong câu sau: “Em bé còn đang đùa nghịch sau nhà”.
14/ Thế nào là tính từ? Cho 1 ví dụ về tính từ chỉ màu sắc, 1 ví dụ về tính từ chỉ hình dáng?
15/ Cho cụm tính từ: “ chăm chỉ”. Hãy phát triển thành cụm tính từ và đặt câu với cụm tính từ đó?
III. TẬP LÀM VĂN:
ĐỀ 1: Em hãy kể lại truyện “Thánh Gióng” bằng lời văn của em.
ĐỀ 2: Em hãy kể lại truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” bằng lời văn của em.
ĐỀ 3: Kể về thầy giáo hay cô giáo mà em quý mến.
ĐỀ 4: Kể về một người thân ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,…) của em.
ĐỀ 5: Kể về những đổi mới ở quê em.
ĐỀ 6: Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh, Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi-măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước…

ĐÁP ÁN:

I.VĂN:
CÂU 1:
- Định nghĩa: - Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyện truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
- Các truyện truyền thuyết đã học:
+ Con Rồng, cháu Tiên.
+ Bánh chưng, bánh giầy.
+ Thánh Gióng.
+Sơn Tinh, Thủy Tinh.
+ Sự tích Hồ Gươm.
Câu 2:
Truyện cổ tích là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Nguyễn Phương Dung
Dung lượng: 108,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)