đề cương sử 9 kì II

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Phong | Ngày 16/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: đề cương sử 9 kì II thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 8
HỌC KÌ II

1.Nguyên nhân nào thực dân Pháp xâm lược nước ta ? Tình hình chiến sự ở Đà Nẵng, Gia Định diễn ra thế nào ?
2. Vì sao triều đình Huế ký hiệp ước ngày 5/61862 ? Nội dung của hiệp ước trên?
3. Tinh thần yêu nước chống Pháp của nhân dân ta thể hiện thế nào khi Pháp đánh chiếm Đà Nẵng, Gia Định và 6 tỉnh Nam Kỳ ?
4. Những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau năm 1867 . Thực dân Pháp tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kỳ thế nào ? Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà không thắng được giặc ?
5. Trình bày diễn biến, ý nghĩa của Trận Cầu Giấy năm 1873 ? Vì sao triều đình Huế lại ký hiệp ước Giáp Tuất năm 1874 ?
6. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai thế nào ? Trình bày những nét chính về tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kỳ ?
7. Những nội dung chủ yếu của Hiệp ước 1883, 1884 ? Tai sao nói , từ năm 1858-1884 là qúa trình triều đình Huế đã đi đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn quân xâm lược .
8. Nêu nguyên nhân diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế ? Vì sao cuộc phản công thất bại ?
9. Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào ? Đặc điểm, tính chất , ý nghiã của phong trào ?
10. Thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
( khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạo, địa bàn hoạt động, nguyên nhân thát bại, ý nghĩa lịch sử )
11. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương ? Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX ?
12. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế có gì khác với các cuộc khởi nghĩa cùng thời ?
13. Kể tên các nhà cải cách cuối thế kỷ XIX ? Nội dung của một số đề nghị cải cách ? Vì sao các cải cách không thực hiện được ?
14. Vào thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, Thực dân Pháp đã thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hoá giáo dục ở Việt Nam ? Tác động của các chính sách đó đối với nền kinh tế, xã hội VN ? Nêu điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XX?
15. Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước chủ yếu đầu thế kỷ XX với các nội dung: phong trào, mục địch, hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu ?
16. Nêu một điểm giống và khác nhau giữa các phong trào yêu nước từ đầu thế kỷ XX với các phong trào yêu nước từ đầu thế kỷ XIX về mục đích, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh .
17.Những nét chính về phong trào yêu nước ở Việt nam đầu thế kỷ XX( nhận mạnh những nét mới so với phong trào ở cuối thế kỷ XIX ):
- Về chủ trương đường lối.
- Về biện pháp đấu tranh.
- về thành phần tham gia,
- Về hình thức hoạt động.
18.Bước đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành - ý nghĩa ?

===========***===========
























ĐỀ CƯƠNG HỌC KỲ II
MÔN : SỬ 9
1/ Hoạt động của NAQ ở nước ngoài trong những năm 1919-1925
2/Lập bảng so sánh ba tổ chức cách mạng : Tân Việt Cách mạng Đảng, Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Việt Nam Quốc Dân Đảngvề các mặt : Thời gian thành lập, chủ trương, hoạt động
3/ Hội nghị thành lập Đảng diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Nội dung , ý nghĩa quan trọng của hội nghị thành lập Đảng
4/ Nội dung của luận cương chính trị ( 10-1930) của Đảng ? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng
5/ So sánh phong trào 1930-1931 và 1936- 1939 về các mặt: Kẻ thù, nhiệm vụ, hình thức và phương pháp đấu tranh, lực lượng tham gia
6/ Lập niên biểu ba cuộc nổi dậy đầu tiên
7/ Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh lịch sử nào? lập niên biểu của cách mạng Tháng Tám 1945? Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cách mạng T Tám 1945
8/ Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám như thế nào ? Chúng ta đã làm gì để giải quyết nạn đói, nạn dốt, khó khăn tài chính
9/ Đường lối kháng chiến chống Pháp của ta là gì ?Diễn biến kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ? Nội dung của của Hiệp định Giơ-ne-vơ ? Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Phong
Dung lượng: 38,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)