Đề cương sinh học chất lượng cuối học kì 2

Chia sẻ bởi Đào Thanh Long | Ngày 15/10/2018 | 97

Chia sẻ tài liệu: Đề cương sinh học chất lượng cuối học kì 2 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:



ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 7  KỲ II – NĂM HỌC 2016-2017

Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở
 nước và thích nghi với đời sống ở cạn? 1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:  Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước → giảm sức cản của nước khi bơi. - Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí → giúp hô hấp trong nước. - Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón → tạo thành chân bơi để đẩy nước. 2. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:  Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)→ dễ quan sát. Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ → bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn. - Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt → thuận lợi cho việc di chuyển. Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của Lưỡng cư. Là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn: - Da trần, ẩm ướt. Di chuyển bằng 4 chi. - Hô hấp bằng phổi và bằng da. -  Tim  3  ngăn,  2  vòng  tuần  hoàn,  tâm  thất  chứa máu pha.
- Sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài. - Nòng nọc phát triển qua biến thái. - Là động vật biến nhiệt.
Câu 3: Nêu vai trò của Lưỡng cư đối với con người. Có  ích  cho  nông  nghiệp:  tiêu  diệt  sâu  bọ  phá hại  mùa  màng,  tiêu  diệt  sinh  vật  trung  gian  gây bệnh. - Có giá trị thực phẩm: ếch đồng
- Làm thuốc chữa bệnh: bột cóc, nhựa cóc. - Là vật thí nghiệm trong sinh lý học: ếch đồng.
Câu 4: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống
hoàn toàn ở cạn. - Da khô, có vảy sừng bao bọc → giảm sự thoát hơi nước.  Cổ dài → phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ 
dàng.  Mắt có mi cử động, có nước mắt → bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.  Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu → bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao 
động âm thanh vào màng nhĩ. - Thân dài, đuôi rất → động lực chính của sự di chuyển. - Bàn chân có 5 ngón có vuốt → tham gia di chuyển trên cạn. Câu 5: So sánh bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch. Bộ xương thằn lằn khác với bộ xương ếch ở những điểm sau: - Đốt sống cổ thằn lằn nhiều nên cổ rất linh hoạt, phạm vi quan sát rộng.  Đốt sống thân mang xương sườn, 1 số kết hợp với xương mỏ ác làm thành lồng 
ngực bảo vệ nội quan và tham gia vào hô hấp. - Đốt sống đuôi dài: Tăng ma sát cho sự vận chuyển trên cạn. Câu 6: Trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời 
sống ở cạn. - Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của cơ liên sườn. - Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thẻ ít bị pha trộn. - Thằn lằn là động vật biến nhiệt. - Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và sự hấp thụ lại nước trong phân, nước tiểu. - Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển. Câu 7: So sánh cấu tạo các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết của thằn lằn và
 ếch.
Các nội quan : Hô hấp ( Thằn lằn) :
Hô hấp Phổi có nhiều ngăn. Cơ liên sườn tham gia vào hô hấp
Ếch : phổi  đơn  giản,  ít  vách  ngăn.  Chủ  yếu hô hấp bằng da.
Tuần hoàn ( Thằn lằn ): Tim  3  ngăn,  tâm  thất  có  vách  hụt(máu  ít pha trộn hơn)
Ếch : Tim  3  ngăn(2  tâm  nhĩ  và  1  tâm  thất, máu pha trộn nhiều hơn)
Bài tiết ( Thằn lằn ) : - Thận sau. -  Xoang  huyệt  có  khả  năng  hấp  thụ  lại nước(nước tiểu đặc)
Ếch :- Thận giữa. - bóng đái lớn.
Câu 8: Nêu đặc điểm chung của Bò sát. Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn: - Da khô, có vảy sừng khô, cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai. - Chi yếu có vuốt sắc. - Phổi có nhiều vách ngăn. Tim có 
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Thanh Long
Dung lượng: 87,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)