Đề cương Sinh học 7 Học kỳ 2
Chia sẻ bởi Trần Anh Quân |
Ngày 15/10/2018 |
56
Chia sẻ tài liệu: Đề cương Sinh học 7 Học kỳ 2 thuộc Sinh học 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG SINH 7 HỌC KÌ II
Câu 1: Nêu sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính?
- Từ thụ tinh ngoài → thụ tinh trong.
- Từ đẻ trứng nhiều → đẻ trứng ít → đẻ con.
- Phôi phát triển, có biến thái → Trực tiếp (không nhau thai) → trực tiếp (có nhau thai).
- Con non không được nuôi dưỡng → được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ → được hình thành thích nghi với cuộc sống.
Câu 2: Thế nào là biện pháp sinh học? Kể tên các biện pháp?
* Biện pháp sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra.
* Các biện pháp sinh học:
- Sử dụng thiên địch:
+ Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại.
Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại.
- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.
- Gây vô sinh diệt động vật gây hại.
Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của lớp thú?
- Là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất.
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
- Có long mao, bộ răng phân hóa thành 3 loại: Răng cửa, răng nanh và răng hàm.
- Tim 4 ngăn, bộ não phát triển, là động vật hằng nhiệt.
Câu 4: Trình bày đặc điểm chung của lớp chim?
- Chim là động vật có xương sống, thích nghi với đời sống bay, mình có long vũ bao phủ.
- Chi trước biến đổi thành cánh.
- Có mỏ sừng.
- Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp.
- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
- Trứng cỏ vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
- Là động vật hằng nhiệt.
Câu 5: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với gời sống bay?
- Thân (hình thoi): giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước (cánh chim): quạt gió, cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống (có các sợi lông làm thành phiến mỏng): làm cho cánh chim khi giang ra tạo một diện tích rộng.
- Lông tơ (có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp): giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.
- Mỏ (mỏ sừng bao lấy hàm không có răng): làm đầu chim nhẹ.
- Cổ (dài, khớp đầu với thân): phát huy tác dụng của giác quan khi bắt mồi, rỉa lông.
Câu 6: Sự đẻ con và đẻ trứng , hình thức nào sinh sản hoàn chỉnh hơn? Vì sao?
- Sự đẻ con là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng vì phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.
Câu 7: Thế nào là động vật quý hiếm? Nâu các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm? Là học sinh, em phải làm gì để góp phần bảo vệ động vật quý hiếm ở Việt Nam?
* Động vật quý hiếm là những động có giá trị nhiều mặt: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu,… và có số lượng giảm sút.
* Các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm:
- Bảo vệ môi trường sống.
- Cấm săn bắn, buôn bán, giữ trái phép các loài động vật quý hiếm.
- Chăn nuôi, chăm sóc đầy đủ.
- Xây dựng khu dự trữ thiên nhiên.
* Là học sinh, em phải:
- Tuyên truyền vai trò của động vật quý hiếm đối với đời sống con người.
- Vận động người dân cùng tham gia bảo vệ động vật quý hiếm.
Câu 8: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù?
- Bộ lông mao dày xốp: che chở và giữ nhiệt cơ thể.
- Chi trước ngắn, có vuốt: đào hang.
- Chi sau dài, khỏe: bật nhảy xa.
- Mũi thính, lông xúc giác: thăm dò thức ăn và môi trường.
- Tai thính, vành tai lớn, cử động: định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù.
- Mắt có mí, cử động: bảo vệ và giữ mắt không bị khô.
=====================================HẾT==========================================
Câu 1: Nêu sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính?
- Từ thụ tinh ngoài → thụ tinh trong.
- Từ đẻ trứng nhiều → đẻ trứng ít → đẻ con.
- Phôi phát triển, có biến thái → Trực tiếp (không nhau thai) → trực tiếp (có nhau thai).
- Con non không được nuôi dưỡng → được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ → được hình thành thích nghi với cuộc sống.
Câu 2: Thế nào là biện pháp sinh học? Kể tên các biện pháp?
* Biện pháp sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra.
* Các biện pháp sinh học:
- Sử dụng thiên địch:
+ Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại.
Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại.
- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.
- Gây vô sinh diệt động vật gây hại.
Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của lớp thú?
- Là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất.
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
- Có long mao, bộ răng phân hóa thành 3 loại: Răng cửa, răng nanh và răng hàm.
- Tim 4 ngăn, bộ não phát triển, là động vật hằng nhiệt.
Câu 4: Trình bày đặc điểm chung của lớp chim?
- Chim là động vật có xương sống, thích nghi với đời sống bay, mình có long vũ bao phủ.
- Chi trước biến đổi thành cánh.
- Có mỏ sừng.
- Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp.
- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
- Trứng cỏ vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
- Là động vật hằng nhiệt.
Câu 5: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với gời sống bay?
- Thân (hình thoi): giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước (cánh chim): quạt gió, cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống (có các sợi lông làm thành phiến mỏng): làm cho cánh chim khi giang ra tạo một diện tích rộng.
- Lông tơ (có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp): giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.
- Mỏ (mỏ sừng bao lấy hàm không có răng): làm đầu chim nhẹ.
- Cổ (dài, khớp đầu với thân): phát huy tác dụng của giác quan khi bắt mồi, rỉa lông.
Câu 6: Sự đẻ con và đẻ trứng , hình thức nào sinh sản hoàn chỉnh hơn? Vì sao?
- Sự đẻ con là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng vì phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.
Câu 7: Thế nào là động vật quý hiếm? Nâu các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm? Là học sinh, em phải làm gì để góp phần bảo vệ động vật quý hiếm ở Việt Nam?
* Động vật quý hiếm là những động có giá trị nhiều mặt: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu,… và có số lượng giảm sút.
* Các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm:
- Bảo vệ môi trường sống.
- Cấm săn bắn, buôn bán, giữ trái phép các loài động vật quý hiếm.
- Chăn nuôi, chăm sóc đầy đủ.
- Xây dựng khu dự trữ thiên nhiên.
* Là học sinh, em phải:
- Tuyên truyền vai trò của động vật quý hiếm đối với đời sống con người.
- Vận động người dân cùng tham gia bảo vệ động vật quý hiếm.
Câu 8: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù?
- Bộ lông mao dày xốp: che chở và giữ nhiệt cơ thể.
- Chi trước ngắn, có vuốt: đào hang.
- Chi sau dài, khỏe: bật nhảy xa.
- Mũi thính, lông xúc giác: thăm dò thức ăn và môi trường.
- Tai thính, vành tai lớn, cử động: định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù.
- Mắt có mí, cử động: bảo vệ và giữ mắt không bị khô.
=====================================HẾT==========================================
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Anh Quân
Dung lượng: 19,56KB|
Lượt tài: 2
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)