Đề Cương Sinh Học (2011-2012)

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Như | Ngày 15/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: Đề Cương Sinh Học (2011-2012) thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

Sinh Học 8 – HKI

Bài 8
1/ Cấu tạo của xương:
_ Đầu xương
+ Sụn bọc đầu xương giảm ma sát trong khớp xương
+ Mô xương xốp phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ xương
_ Thân xương
+ Màng xương giúp xương phát to về bề ngang
+ Mô xương cứng chịu lực, đảm bảo vững chắc
+ Khoang xương chứa tủy đỏ ở trẻ em sinh hồng cầu, chứa tủy vàng ở người lớn
2/ Thành phần hóa học và tính chất của xương:
Thành phần hóa học
_ Chất hữu cơ (cốt giao)
_ Chất vô cơ (muối khoáng)
Tính chất của xương
_ Mềm dẻo
_ Bền chắc
Càng lớn tuổi, chất hữu cơ càng giảm
3/ Sự to ra và dài ra của xương:
_ Xương to ra do các tế bào ở màng xương phân chia
_ Xương dài ra do sự phân chia của tế bào ở sụn tăng trưởng
Bài 14
4/ Các HĐ chủ yếu của bạch cầu:
_ Sự thực bào
_ Tế bào B kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên
_ Tế bào T phá hủy tế bào cơ thể bị nhiễm
5/ Miễn dịch:
Khái niệm
_ Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc 1 bệnh nào đó
2) Phân loại
_ Miễn dịch tự nhiên: ngẫu nhiên, bị động
+ Miễn dịch bẩm sinh: mới sinh ra đã có
Vd: miễn dịch đối với bệnh lở mồm, long móng
+ Miễn dịch tập nhiễm: là miễn dịch có được khi cơ thể đã từng nhiễm bệnh
Vd: miễn dịch tập nhiễm đối với các bệnh sợi, quai bị, trái rạ, …
_ Miễn dịch nhân tọa: không ngẫu nhiên, do con người chủ động tiêm vắc-xin khi cơ thể chưa nhiễm bệnh
Vd: trẻ em tiêm vắc-xin ngừa lao, quai bị, …
Bài 15
6/ Đông máu:

Khái niệm
_ Là hiện tượng máu không ở trạng thái lỏng mà vón thành cục
Cơ chế đông máu
_ Trong huyết tương có chất sinh tơ máu
_ Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch, tiểu cầu bị vỡ và giải phóng enzim
_ Enzim biến đổi chất sinh tơ máu thành tơ máu (có sự tham gia của Ca ++)
_ Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các TB máu tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương
Sự đông máu liên quan đến HĐ của tiểu cầu là chủ yếu
Ý nghĩa: bảo vệ cơ thể chống mất máu
Ứng dụng: tạo ra thuốc giúp máu chống đông khi phẫu thuật, phòng trách đông máu trong mạch, xử lí vết thương chảy máu, chữa các bệnh máu khó đông
7/ Nguyên nhân truyền máu:
Các nhóm máu truyền ở người: A, O, B, AB
Nguyên tắc truyền máu
_ Khi truyền máu cần xét nghiệm máu để chọn nhóm phù hợp trách tai biến, trách nhận máu nhiễm bệnh
_ Truyền từ từ
Sơ đồ truyền máu

Ứng dụng
_ Truyền máu khi bị thương mất nhiều máu, khi phẫu thuật
_ Chữa những liên quan đến máu
Bài 16
8/ Tuần hoàn máu:
Gồm tim và hệ mạch tạo nên vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ
Vòng tuần hoàn lớn
Sơ đồ vận chuyển máu
Máu từ tâm thất trái (đỏ tươi) động mạch chủ mao mạch phần trên và dưới cơ thể tĩnh mạch chủ tâm thất phải
Chức năng
_Vòng tuần hoàn lớn dẫn máu qua tất cả các tế bào các tế bào của cơ thể để thực hiện sự trao đổi chất
Vòng tuần hoàn nhỏ
Sơ đồ vận chuyển máu
Máu từ tâm thất phải (đỏ thẫm) động mạch phổi mao mạch phổi trao đổi khí tĩnh mạch phổi tâm thất trái (đỏ tươi)
Chức năng
_ Vòng tuần hoàn nhỏ dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi khí oxi và cacbon đioxit
Bài 17
9/ Cấu tạo tim:
Gồm mô cơ tim và mô liên kết (màng tim, mặt trong tim tiết dịch)
_ Tim có 4 ngăn: TN trái, TN phải, TT trái, TT phải
_ TT trái có thành cơ tim dày nhất
_ TT phải có thành cơ tim mỏng nhất
_ Van tim:
+ Van nhĩ thất: để máu từ tâm thất nhĩ xuống tâm thất
+ Van động mạch: để máu từ tâm thất vào động mạch
10/ Cấu tạo mạch máu:
_ ĐM: lòng mạch hẹp, không có van. Thành ĐM có 3 lớp: biểu bì, mô liên kết dày, mô cơ trơn dày
+ Chức năng: đưa máu từ tim đến cơ quan
_ TM: lòng mạch rộng, có van. Thành TM có 3 lớp: biểu bì, mô liên kết mỏng, mô cơ trơn mỏng
+
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Như
Dung lượng: 112,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)