Đề cương Sinh 8 kì 2

Chia sẻ bởi Trần Như Hoàng | Ngày 15/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: Đề cương Sinh 8 kì 2 thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

DỰ KIẾN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 8
Biên soạn: Tổ Sinh – Trường THCS Nguyễn Xuân Thưởng

Câu 1: Vai trò của bài tiết? Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?
- Bài tiết là quá trình lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào thải ra, một số chất thừa đưa vào cơ thể quá liều lượng để duy trì tính ổn định của môi trường trong, làm cho cơ thể không bị nhiễm độc, đảm bảo các hoạt động diễn ra bình thường.
- Cơ quan bài tiết gồm: phổi, da, thận (thận là cơ quan bài tiết chủ yếu). Còn sản phẩm của bài tiết là CO2; mồ hôi; nước tiểu.
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận là quan trọng nhất vì: Thận gồm 2 triệu đơn vị thận có chức năng lọc máu và hình thành nước tiểu. Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là 1 búi mao mạch), nang cầu thận (thực chất là hai cái túi gồm 2 lớp bào quanh cầu thận) và ống thận.
Câu 2: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận ? Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì ?
- Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình:
+ Qua trình lọc máu ở cầu thận: Kết quả tạo ra nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
+ Quá trình hấp thụ lại ở ống thận: nước tiểu đầu được hấp thụ lại nước và các chất cần thiết (chất dinh dưỡng, các ion cần cho cơ thể...).
+ Quá trình bài tiết tiếp (ở ống thận): Hấp thụ chất cần thiết, bài tiết tiếp chất thừa, chất thải tạo thành nước tiểu chính thức.
- Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là quá trình lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, các chất độc, các chất thừa ra khỏi cơ thể để duy trì ổn định môi trường bên trong.
Câu 3: Em hãy nêu các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nứơc tiểu tránh tác nhân có hại?
- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu: Hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh.
- Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi: Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.
- Không ăn thức ăn thừa, ôi, thiu và nhiễm chất độc hại: Hạn chế tác hại của các chất độc.
- Uống đủ nước: Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu được thuận lợi.
- Đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn lâu: Hạn chế khả năng tạo sỏi.
Câu 4 : Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của da ?
- Da cấu tạo gồm 3 lớp:
+ Lớp biểu bì gồm tầng sừng và tầng tế bào sống.
+ Lớp bì gồm sợi mô liên kết và các cơ quan.
+ Lớp mớ dưới da gồm các tế bào mỡ.
Chức năng của da:
- Bảo vệ cơ thể: chống các yếu tố gây hại của môi trường như: sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước thoát nước. Đó là do đặc điểm cấu tạo từ các sợi của mô liên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn. Chất nhờn do tuyến nhờn tiết ra còn có tác dụng diệt khuẩn. Sắc tố da góp phần chống tác hại của tia tử ngoại.
- Điều hoà thân nhiệt: nhờ sự co dãn của mao mạch dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông, lớp mỡ dưới da chống mất nhiệt.
- Nhận biết kích thích của môi trường: nhờ các cơ quan thụ cảm.
- Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi.
- Da còn là sản phẩm tạo nên vẻ đẹp của con người.
Câu 5: Trình bày các bộ phân của hệ thần kinh và thành phần cấu tao của chúng ?
a. Dựa vào cấu tạo hệ thần kinh gồm:
+ Bộ phận trung ương gồm não và tủy sống.
+ Bộ phận ngoại biên gồm dây thần kinh và các hạch thần kinh. Dây thần kinh: dây hướng tâm, li tâm, dây pha.
b. Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được chia thành:
+ Hệ thần kinh vận động (cơ xương) điều khiển sự hoạt động của cơ vân (là hoạt động có ý thức).
+ Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản (là hoạt động không có ý thức).
Câu 6: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của tuỷ sống ?
a. Cấu tạo ngoài:
- Tuỷ sống nằm trong cột sống từ đốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Như Hoàng
Dung lượng: 79,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)