De cuong sinh
Chia sẻ bởi Nguyên Thi Thanh Hien |
Ngày 15/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: de cuong sinh thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
Đề Cương ôn tập sinh học 8
Câu 1: Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào?
- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất :
+ Mang O2 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.
+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết. (0,5đ)
- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí :
+ Lấy O2 từ môi trường ngoài cung cấp cho các tế bào. (0,5đ)
+ Thải CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. (0,5đ)
- Hệ tiêu hóa biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào, thải chất cặn bã (phân) ra ngoài. (1đ)
Câu 2: Cho biết sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào? (2đ)
*Trao đổi khí ở phổi:
+ Nồng độ O2 trong không khí phế nang cao hơn trong máu mao mạch nên O2 khuếch tán từ không khí phế nang vào máu.
+ Nồng độ CO2 trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nang, nên CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang.
*Trao đổi khí ở tế bào:
+ Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
+ Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
Câu 3: Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì ? Những loại chất nào trong thức ăn còn cần được tiêu hóa ở ruột non? (3đ)
+ Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hóa học của thức ăn tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hóa ( dịch mật, dịch tụy, dịch ruột ). (1đ)
+ Những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột non là: Gluxit (tinh bột, đường đôi), protein, lipit. (1đ)
Câu 4 Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào ? Trình bày quá trình biến đổi hóa học diễn ra ở dạ dày?
ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa :
-Tiết dịch vị
-Biến đổi lí học của thức ăn
-Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột
* Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày :
Một phần tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza (đã được trộn đều ở khoang miệng ) thành đường mantôzơ ở giai đoạn đầu ,khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị .
-Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành prôtêin chuỗi ngắn ( 3-10 a.a )
Câu 5 ( 3 điểm ) Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào ?Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn ?
-Hệ tuần hoàn máu gồm tim và hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn nhỏ và lớn
- Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẩm đi từ tâm thất phải đi theo động mạch phổi đến phổi, thải CO2 và nhận O2, máu trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.
- Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẩm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh
Câu 6 Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống ? Hô hấp có các giai đoạn chủ yếu nào ?
-Vai trò của hô hấp với cơ thể : cung cấp o xi cho tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào cơ thể ,đồng thời thải loại co2 ra khỏi cơ thể
-Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:
+ Sự thở (thông khí ở phổi )
+Trao đổi khí ở phổi.
+Trao đổi khí ở tế bào
Câu 7 .Các bạch cầu tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ? Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào ?
-Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể là :
+Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện
+Sự tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên do các bạch cầu lim phô B thực hiện.
+Sự phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh do các tế bào lim phô T thực hiện
-Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em nhữnh loại bệnh:
Sởi ,lao , ho gà, bạch hầu , uốn ván , viêm gan B ....
Câu 8 ( 3
Câu 1: Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào?
- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất :
+ Mang O2 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.
+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết. (0,5đ)
- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí :
+ Lấy O2 từ môi trường ngoài cung cấp cho các tế bào. (0,5đ)
+ Thải CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. (0,5đ)
- Hệ tiêu hóa biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào, thải chất cặn bã (phân) ra ngoài. (1đ)
Câu 2: Cho biết sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào? (2đ)
*Trao đổi khí ở phổi:
+ Nồng độ O2 trong không khí phế nang cao hơn trong máu mao mạch nên O2 khuếch tán từ không khí phế nang vào máu.
+ Nồng độ CO2 trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nang, nên CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang.
*Trao đổi khí ở tế bào:
+ Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
+ Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
Câu 3: Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì ? Những loại chất nào trong thức ăn còn cần được tiêu hóa ở ruột non? (3đ)
+ Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hóa học của thức ăn tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hóa ( dịch mật, dịch tụy, dịch ruột ). (1đ)
+ Những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột non là: Gluxit (tinh bột, đường đôi), protein, lipit. (1đ)
Câu 4 Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào ? Trình bày quá trình biến đổi hóa học diễn ra ở dạ dày?
ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa :
-Tiết dịch vị
-Biến đổi lí học của thức ăn
-Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột
* Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày :
Một phần tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza (đã được trộn đều ở khoang miệng ) thành đường mantôzơ ở giai đoạn đầu ,khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị .
-Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành prôtêin chuỗi ngắn ( 3-10 a.a )
Câu 5 ( 3 điểm ) Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào ?Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn ?
-Hệ tuần hoàn máu gồm tim và hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn nhỏ và lớn
- Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẩm đi từ tâm thất phải đi theo động mạch phổi đến phổi, thải CO2 và nhận O2, máu trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.
- Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẩm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh
Câu 6 Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống ? Hô hấp có các giai đoạn chủ yếu nào ?
-Vai trò của hô hấp với cơ thể : cung cấp o xi cho tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào cơ thể ,đồng thời thải loại co2 ra khỏi cơ thể
-Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:
+ Sự thở (thông khí ở phổi )
+Trao đổi khí ở phổi.
+Trao đổi khí ở tế bào
Câu 7 .Các bạch cầu tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ? Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào ?
-Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể là :
+Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện
+Sự tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên do các bạch cầu lim phô B thực hiện.
+Sự phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh do các tế bào lim phô T thực hiện
-Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em nhữnh loại bệnh:
Sởi ,lao , ho gà, bạch hầu , uốn ván , viêm gan B ....
Câu 8 ( 3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyên Thi Thanh Hien
Dung lượng: 109,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)