đề cương sinh
Chia sẻ bởi Võ Thị Tường Trinh |
Ngày 15/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: đề cương sinh thuộc Sinh học 7
Nội dung tài liệu:
Câu 1 : Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học ? nêu ưu điểm, hạn chế, cho VD ?
*Biện pháp đấu tranh sinh học là :Sử dụng thiên địch gây bệnh truyền nhiểm hoặc vô sinh cho sinh vật gây hại nhằm hạn chế những tác động xấu của sinh vật gây hại.
Ưu điểm :
-Tránh ô nhiễm môi trường.
- Thay thế thuốc trừ sâu.
-Giảm chi phí.
- Không gây hại cho sức khỏe con người.
Hạn chế :
-Nhiều loài khi di nhập không quen khí hậu sẽ kém phát triển .
VD :Kiến vống được sử dụng để diệt sâu hại là cam sẽ không sống được ở địa phương có mùa đông quá lạnh.
-Thiên địch không thể diệt triệt để sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.
VD : mèo rừng ăn chuột không thể ăn hết tấc cả chuột ở khắp nơi được, nếu còn thì nó vẫn có thể sinh sản được.
- Tiêu diệt loài này tạo điều kiện cho lòa kia phát triển.
VD : Để diệt một loại cây cảnh có hại ở vùng đảo Haoai người ta đã nhập 8 loai sâu bọ là thiên địch của cây cảnh này, khi cây cảnh đã bị tiêu diệt thì số lượng chim sáo chuyên ăn cây cảnh bị giảm, làm tăng số lượng sâu hại ruộng mía vốn là mồi của loài chim sáo này. Kết quả là 1 loài cây cảnh có hại đã bị diệt song sản lượng mía bị giảm sút quá nghiêm trọng.
-Một loài thiên địch vừa có hại vừa có ích.
VD : Chim sẻ vào đầu mùa xuân, thu đông ăn lúa và mạ mới gieo → chim sẻ có hại.
Về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiệp → Chim sẻ có ích.
Câu 2 : Hãy cho biết ếch có bị chết ngạt hay không nếu ta cho vào một lọ đầy nước, đầu chút xuống ?
Nếu ta loai bỏ vấn đề về thời gian và các vấn đề khác( ngăn cản sự hô hấp của ếch ) thì ếch sẽ không bị chết ngạt bở vì :
Trong các loài ĐVCXS lưỡng cư là một loài đặc biệc có thể sống ở hai môi trường mà ếch ∈ loài lưỡng cư nên có thể sống ở hai môi trường và hô hấp bằng hai hình thức là bằng phổi ( khi ở trên cạn ) và bằng da ( khi ở dưới nước ). Vậy trong tường hợp này hệ mao mạch dưới da sẽ làm nhiệm vụ hô hấp ( hô hấp = da ) nên ếch sẽ không chết.
Câu 3 : Trình bày đặc điểm chung của lớp thú ?
-Có bộ lông mao bao phủ cơ thể.
-Là ĐVCXS có tổ chức cao nhất.
- Có bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng hàm và răng nanh.
-Có bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
-Tim có 4 ngăn.
- Là động vật hằng nhiệt.
Câu 4 : Lấy một số VD thể hiện vai trò của lớp thú.
VD: Hưu nai cung cấp da, sừng, tuyến xạ ( hưu xạ)
Hổ, gấu, … cung cấp da, xương,…
Mèo rừng, chồn, cầy ….ăn các loài sâu bọ có hại cho nông nghiệp.
Trâu, bò,..phá hoại rẫy lúa….
Câu 5 : đặc diểm chung của lớp chim ?
- Có bộ lông vũ bao phủ cơ thể
- Có mỏ sừng
- chi trước biến đổi thành cánh
-Phổi có mạng ống khí
- Có các túi khí tham gia vào hô hấp.
- Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
- Tim có bốn ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
- Là động vật hằng nhiệt.
Câu 6 : Phân biệt thú guốc chẳng và thú guốc lẻ?
Thú guốc chẳn chân có 2 móng guốc, thú guốc lẻ chân có 1,3 móng guốc.
Câu 7 : So sánh đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của khỉ hình người với khỉ và vượn.
Giống : không có túi má và đuôi, sống đàn.
Khác :
Khỉ và vượn
Khỉ hình người
Có chai mông, túi má và đuôi
Không có chai mông, túi má và đuôi
Sống theo đàn
Câu 8 : Trình bày ý nghĩa và vai trò của cây phát sinh giới động vật?
Ý nghĩa :là sơ đồ hình cây phát ra những nhánh từ một góc chung. Từ các nhánh ấy lại phát ra những nhánh nhỏ hơn, và tận cùng là một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh lớn bao nhiêu thì số lượng loài trên nhánh ấy lại nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có vị trí gần nhau có cùng nguồn gốc ...…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Vai trò : cho biết số lượng và quan hệ họ hàng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Thị Tường Trinh
Dung lượng: 48,27KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)