ĐỀ CƯƠNG ÔN THI VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015- 2016

Chia sẻ bởi Trần Hà Y Bình | Ngày 11/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN THI VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015- 2016 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI VĂN 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015- 2016

PHẦN TIẾNG VIỆT
Câu 1: Câu nghi vấn có đặc điểm và chức năng chính nào ?
- Đặc điểm : dấu chấm hỏi ở cuối câu và từ ngữ nghi vấn có... không, làm (sao), hay (là).
- Chức năng chính : dùng để hỏi. Ngoài ra còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc ... không yêu cầu người đối thoại trả lời.
Câu 2: Có phải bao giờ câu nghi thúc là dấu chấm hỏi không ?
- Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi , có thể là dấu chấm, dấu chấm than , hoặc dấu chấm lửng .
Câu 3: điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến?
- Đặc điểm chức năng của câu cầu khiến là có những từ cầu khiến như hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào ... hãy ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo ...
- Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
Câu 4: Đặc điểm nào cho biết đó là câu cảm thán? Câu cảm thán dùng để làm gì?
-Thể hiện bằng các từ cảm thán : ôi, than ôi, chao ôi, … và dấu chấm than.
- Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người viết ( nói)
Câu 5: điểm hình thức và chức năng của câu phủ định ?
- Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như không , chưa, chẳng, chả ...
- Chức năng :
+ báo , xác nhận không có sự vật , sự việc , tính chất , quan hệ nào đó gọi là câu phủ định miêu tả .
+ Bác bỏ một ý kiến, một nhận định như trên gọi là câu phủ định bác bỏ.
Câu 6 : Thế nào là hành động nói ?
- Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm những mục đích nhất định.
Câu 7: Ta có những kiểu hành động nói thường gặp nào ?
- Hành động hỏi ( Bạn làm gì vậy ? )
- Hành động trình bày( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán..) ( Ngày mai trời sẽ mưa )
- Hành động điều khiển ( cầu khiến, đe dọa, thách thức,...) ( Bạn giúp tôi trực nhật nhé )
- Hành động hứa hẹn .( Tôi xin hứa sẽ không đi học muộn nữa )
- Hành động bộc lộ cảm xúc. ( Tôi sợ bị thi trượt học kì này )
Câu 8 : Thế nào là vai xã hội trong hội thoại ?
* Vai hội thoại là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại . Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
- Quan hệ trên- dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) .
- Quan hệ thân-sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình)
* Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời .
* Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc tranh vào lời người khác.
* Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
BÀI TẬP
* Bài tập 1: Các câu nghi vấn sau đây biểu thị những mục đích gì?
a. Bác ngồi đợi cháu một lúc có được không ?->Cầu khiến
b.Cậu có đi chơi biển với bọn mình không?->. Rủ rê
c. Cậu mà mách bố thì có chết tớ không ?->Bộc lộ cảm xúc
d. Sao mà các cháu ồn thế ?Đề nghị
e. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? ->. Dùng với hàm ý đe dọa
g. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để kiếm ăn ư? ->Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc thái độ ngạc nhiên.
Bài 2: Xác định sắc thái của các câu cầu khiến
a. Giúp tôi với, cá ơi! Mụ vợ tôi nó mắng nhiều hơn và không để tôi yên chút nào. Mụ đòi một tòa nhà đẹp->Van xin
b. Oâng lão ơi ! Đừng băn khoăn quá.Thôi hãy về đi . Tôi kêu trời phù hộ cho, ông sẽ được cái nhà rộng và đẹp.->Khuyên bảo
Bài tập 3: Các câu trần thuật sau có chức năng gì?
a.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hà Y Bình
Dung lượng: 75,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)