De cuong on thi su lop 7 ki 1

Chia sẻ bởi Hà Hải Yến | Ngày 16/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: de cuong on thi su lop 7 ki 1 thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

Câu 1 Những cuộc phát kiến lớn về địa lý 1487: Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi. 1498: Va-xcô-đơ-ga-ma đến Tây nam Ấn Độ. 1492: Cô-lôm-bô tìm ra Châu Mĩ. 1519-1522: Ma-gien-lan đi vòng quanh trái đất.
Câu 2 :Những thành tựu văn hoá Ấn Độ thời phong kiến
- Chữ viết : Chữ Phạn là chữ viết riêng, dùng làm ngôn ngữ, văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca. Đây là nguồn gốc của chữ viết Hin-đu.
- Tôn giáo : Đạo Bà-la-môn có bộ kinh Vê-đa là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất, đạo Hin-đu là tôn giáo phổ biến ở Ấn Độ hiện nay
- Nền văn học Hin-đu : Với giáo lí, luật pháp, sử thi, thơ ca... có ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
- Kiến trúc : Ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo với những công trình kiến trúc, đền thờ, ngôi chùa độc đáo còn được giữ lại đến ngày nay. Như : cổng vào động 1 đền A-jan-ta.
Câu 3 :Những nét cơ bản của phong trào văn hoá Phục Hưng
*Khái niệm « Phong trào văn hoá Phục Hưng » : Là khôi phục những tinh hoa văn hoá cổ đại Hi-lạp và Rô-ma, đồng thời phát triển nó ở tầm cao mới.
*Nguyên nhân : Sự kìm hãm, vùi dập của chế độ phong kiến đối với các giá trị văn hoá. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có địa vị chính trị, xã hội.
*Nội dung phong trào : -Lên án nghiêm khắc giáo hội Ki-tô, đă phá trật tự xã hội phong kiến.
-Đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật.
*Ý nghĩa : -Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến.
-Mở đường cho sự phát triển của văn hoá Châu Âu và nhân loại.
Câu 4 : những nét cơ bản trong Xã hội phong kiến Châu Âu và Phương Đông :
Nội dung
Xã hội phông kiến Châu Âu
Xã hội phong kiến Phương Đông

Thời gian hình thành
-Ra đời muộn (Thế kỉ V)
-Phát triển nhanh

-Hình thành sớm,vào thời kì trước công nguyên.
-Phát triển chậm.
-Khủng hoảng và suy vong kéo dài

Cơ sở kinh tế
-Sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
-Sản xuất nông nghiệp đóng kín ở các lãnh địa phong kiến

-Sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
-Sản xuất nông nghiệp đóng kín ở các công xã nông thôn


Các giai cấp cơ bản
Hai giai cấp cơ bản : Lãnh chúa phong kiến và nông nô
Hai giai cấp cơ bản : Địa chủ và nông dân lĩnh canh

Phương thức bóc lột 
Bằng địa tô
Bằng địa tô

Giai cấp thống trị
Vua, lãnh chúa
Vua, quan, địa chủ

Thể chế nhà nước
Chế độ quân chủ
Chế độ quân chủ

Quá trình xác lập quyền lực của nhà vua
-Lúc đầu quyền lực của nhà vua bị hạn chế, mãi đến thế kỉ XV khi các quốc gia phong kiến được thống nhất, quyền lực mới tập trung trong tay vua
-Sự chuyên chế của nhà vua có từ thời cổ đại
-Sang xã hội phong kiến, nhà vuachuyên chế còn tăng thêm quyền lực, trở thành hoàng đế hay đại vương.

Câu5 : Những mố thời gian quan trọng trong lịch sử của nhà Lý :
-Năm 1009 Lý Công Uẩn lên ngôi vua, nhà Lý được thành lập
-Năm1010 Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đổi tên là Thăng Long
-Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt
-Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ Hình thư
-Năm 1070 Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long
-Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên
-Năm 1076 mở Quốc tử Giám
-Năm 1075- 1077 kháng chiến chống xâm lược Tống.
Câu 6 : Lí giải nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt :
-Chủ động tiến công trước để tự vệ
-Xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để chặn giặc.
-Diệt thuỷ quân giặc, đẩy giặc vào thế bị động.
-Sáng tác bài thơ thần để khích lệ tinh thần chiến đấu của nghĩa quân và để làm hoang mang tinh thần quân giặc.
-Đánh úp, đánh bất ngờ khi thời cơ đến.
-Cách kết thúc chiến tranh mềm dẻo, khôn khéo, chủ động giảng hoà.
*Những nhân vật nổi tiếng của nhà Lý 
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Hải Yến
Dung lượng: 52,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)