đề cương ôn thi môn lịch sử lớp 9

Chia sẻ bởi Danh Đô | Ngày 16/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: đề cương ôn thi môn lịch sử lớp 9 thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

MÔN LỊCH SỬ

Câu 1: Trình bài nội dung chủ yếu của hiệp ước Hắc Măng (1883)?
Triều đình chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở bắc kì và trung kì.
Thu hẹp địa giới quản lí của triều đình (chỉ còn trung kì).
Quyền ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm.
Triều đình phải rút quân từ bắc kì về trung kì.
Câu 2: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về kinh tế của Việt Nam ?
Nông nghiệp: đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất thực hiện phương pháp “phát canh thu tô”.
Công nghiệp: tập trung khai thác mỏ than và kim loại.
Giao thông vận tải: tăng cường hệ thống đường giao thông.
Thương nghiệp: độc chiếm thị trường đánh thuế vào rượu, muối, thuốc phiện.
Câu 3: Trình bày tình hình nước Việt Nam trước khi thực dân Pháp đánh chiếm bắc kì ?
Pháp tiền hành bộ máy thống trị và bắt đầu bóc lột nhân dân nam kì.
Chuẩn bị đánh chiếm bắc kì.
Triều đình Nguyễn thi hành nhiều chính sách đối nội đối ngoại lỗi thời.
Phong trào đấu tranh của nhân dân nổi dậy khắp nơi.
Câu 4: Nguyên nhân thực dân pháp xâm lược Việt Nam?
Giữa thế kỉ XIX các nước tư bản Phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương đông
Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.
Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô.
Triều đình nhà Nguyễn mục nát yếu hèn.
Câu 5: Sau chương trình khai thác thuộc địa xã hội Việt Nam xuất hiện các giai cấp tầng lớp mới nào? Giai cấp nào chịu áp bức nặng nề nhất?
Tầng lớp tư sản: thầu khoáng, chủ xí nghiệp ,… mang tính chất 2 mặt.
Tiểu tư sản thành thị: nhà giáo, kế toán, thư kí, học sinh,…đời sống bắp bênh.
Giai cấp công nhân đầu thế kỉ XX phần lớn xuất thân từ nông dân có tinh thần cách mạng triệt để.
Giai cấp công nhân chịu áp bức nặng nề nhất.
Câu 6: Kể tên các nhân vật nổi danh trong cuộc kháng chiến chống thực dan pháp xâm lược từ năm 1858 -1884 ?
- Quan lại triều đình: Nguyễn Tri Phương, Hoàn Diệu, Phạm Văn Nghị…
- Lãnh tụ nghĩa quân và nhà thơ yêu nước: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Trị
Câu 7: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào cần vương?
- Quy mô lớn trình độ tổ chức cao nghĩa quân chia ra làm nhiều đơn vị : Mỗi đơn vị vài trăm người…
Chế tạo được súng trường giống mẫu súng của Pháp.
Đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càng quét của địch.
Thời gian tồn tại lâu hơn các cuộc khởi nghĩa khác.
Câu 8: Nhận xét mặt tích cực và hạn chế của các đề nghị cải cách nửa cuối thế kỉ XIX.
- Tích cực: đáp ứng phần nào yêu cầu của đất nước lúc đó tác động với cách nghĩ cách làm của một bộ phận quan lại triều đình.
- Hạn chế: mang tính chất rời rạc lẻ tẻ chưa giải quyết được mâu thuẩn cơ bản Việt Nam lúc đó (mâu thuẩn giữa nhân dân ta với thực dân pháp và giữa nhân dân với địa chủ phong kiến).
Câu 9: Vì sao các đề nghị cải cách Duy Tân nữa cuối thế kỉ XIX không thực hiện được.
- Các đề nghị cải cách còn hạn chế : lẻ tẻ rời rạc chưa giải quyết được hai mâu thuẩn chủ yếu của thời đại (mâu thuẩn giữa nhân dân ta với thực dân pháp và giữa nhân dân với địa chủ phong kiến) .
Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ không muốn thay đổi hiện trạng đất nước.
Câu 10: Hãy so sánh sự khác nhau của phong trào cầng vương và cuộc khởi nghĩa yên thế ? (thời gian, lãnh đạo, địa bàn hoạt động, mục tiêu)

Phong trào cần vương
Khởi nghĩa yên thế

Thời gian.
Lãnh đạo.
Địa bàn hoạt động.
Mục tiêu.
1885 – 1895.
Văn thân, sĩ phu yêu nước.
Một số địa phương.
Khôi phục chế độ phong kiến.
1884 – 1913.
Nông dân.
Rộng.
Giành cuộc sống ấm no cho nhân dân








Câu 11:Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước cai trị của thực dân pháp ở đông dương cuối thế kỉ XIX.
















Câu 12: Tại sao giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để hơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Danh Đô
Dung lượng: 57,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)