ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KHI VẬT LÝ 8

Chia sẻ bởi Nguyễn Thi Thu Hồng | Ngày 14/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KHI VẬT LÝ 8 thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2014-2015
Môn : VẬT LÍ 8

I. Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất:
Câu 1: Người lái đò đang ngồi yên trên một chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu nào sau đây đúng:
A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước. B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước.
C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. D. Người lái chuyển động so với chiếc thuyền.
Câu 2: Khi nào một vật được coi là đứng yên so với vật mốc ?
A. Khi vật đó không chuyển dộng.
B. Khi vật đó không dịch chuyển theo thời gian.
C. Khi vật đó không thay đổi vị trí so với vật mốc.
D. Khi khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không đổi.
Câu 3: Các đơn vị sau đơn vị nào là đơn vị vận tốc :
A. Km.h B. m.s C. s/m D. Km/h.
Câu 4: Khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì:
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động.
B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại.
C. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều.
D. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên.
Câu 5: Trong các câu dưới đây câu nào nói về vận tốc không đúng :
A. Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động.
B. Khi độ lớn của vận tốc không thay đổi theo thời gian thì chuyển động không đều.
C. Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị đơn vị thời gian và đơn vị chiều dài.
D. Công thức tính vận tốc là v =.
Câu 6: 15 km/h = ………… m/s
A. 4,2 m/s B. 15000 m/s C. 54 m.s D. 4,1 m/s
Câu 6: Một xe đạp đi với vận tốc 4 m/s. Hãy viết lại vận tốc đó theo đơn vị km/s:
A. 144 km/h B. 14,4 km/h C. 0,9 km/h D. 1,12 km/h
Câu 7: Một người đi quãng đường s1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 hết t2 giây.Trong các công thức tính vận tốc trung bình của người này trên cả đoạn đường s1 và s2 thì công thức nào đúng:
A. Vtb=  B. Vtb=  C. Vtb=  D. Vtb= 
Câu 8: Hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng sang bên trái. Đó là vì ô tô:
A. Đột ngột giảm vận tốc. B. Đột ngột rẽ sang trái.
C. Đột ngột tăng vận tốc D. Đột ngột rẽ sang phải.
Câu 9: Trong các trường hợp lực xuất hiện sau đây, trường hợp nào không phải là lực ma sát ?
A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
B. Lực xuất hiện làm mòn đế giày.
C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn.
D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động.
Câu 10: Trong các cách làm tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào là không đúng:
A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích mặt bị ép.
B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
C. Muốn giảm áp suất thì giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
D. Muốn giảm áp suất thì tăng diện tích bị ép, giữ nguyên áp lực.
Câu 11: Càng lên cao thì áp suất khí quyển:
A. Càng tăng B. Càng giảm C. Không thay đổi. D. Có lúc tăng và cũng có lúc giảm.
Câu 12: Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và chất dùng làm vật.
B. Trọng lượng riêng của chất dùng làm vật và thể tích của vật.
C. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng.
D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 13: Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì cường độ của lực đẩy Acsimet bằng:
A. Trọng lượng của phần vật chìm trong nước.
B. Trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
C. Trọng lượng của vật.
D. Trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thi Thu Hồng
Dung lượng: 84,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)