Đề cương ôn thi HKI vật lí 8

Chia sẻ bởi Nguyễn Hải Yến | Ngày 14/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi HKI vật lí 8 thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKI 2011 – 2012
MÔN VẬT LÍ
KHỐI 8:
Câu I(1điểm):Kiến thức liên quan đến vận tốc trung bình của chuyển động (mức độ nhận biết)
Câu II (1,5 điểm) : Kiến thức liên quan đến áp suất (mức độ nhận biết)
Câu III (1điểm) : Kiến thức liên quan đến lực ma sát (mức độ thông hiểu )
Câu IV (2 điểm):Kiến thức liên quan đến Lực đẩy Ácimet- sự nổi của vật (mức độ thông hiểu)
Câu V (1,5điểm) : Kiến thức liên quan đến cân bằng lực – quán tính (mức độ nhận biết)
Câu VI (2 điểm) : Kiến thức liên quan đến ap suất chất lỏng (mức độ vận dụng)
Câu VII (1điểm) : Kiến thức liên quan đến áp suất khí quyển (mức độ vận dụng)
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKI 2011 – 2012
MÔN VẬT LÍ
CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
Câu 1. Thế nào là chuyển động cơ học ? Nêu các dạng chuyển động cơ học.
- Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc).
- Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong.
Câu 2. Nêu ví dụ về chuyển động cơ.
Ví dụ: Đoàn tàu rời ga, nếu lấy nhà ga làm mốc thì vị trí của đoàn tàu thay đổi so với nhà ga. Ta nói, đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga. Nếu lấy đoàn tàu làm mốc thì vị trí của nhà ga thay đổi so với đoàn tàu. Ta nói, nhà ga chuyển động so với đoàn tàu.
Câu 3. Khi nào một vật được coi là đứng yên ? Cho thí dụ, chỉ rõ vật làm mốc.
- Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật không thay đổi theo thời gian so với vật khác (vật mốc).
- Thí dụ: Ôtô đang chạy trên đường: Hành khách đứng yên so với ôtô (vật mốc là ôtô)
Câu 4. Tại sao chuyển động, đứng yên có tính chât tương đối. Cho thí dụ chứng tỏ chuyển động, đứng yên có tính chất có tính chất tương đối.
- Một vật vừa có thể chuyển động so với vật này, vừa có thể đứng yên so với vật khác. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối, phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc.
- Thí dụ: Ôtô đang chạy trên đường : Người lái xe chuyển động so với cây bên đường, nhưng đứng yên so với hành khách.
Ví dụ: Hành khách ngồi trên toa tàu đang rời ga :
+ Nếu lấy nhà ga làm mốc, thì hành khách đang chuyển động so với nhà ga.
+ Nếu lấy đoàn tàu làm mốc, thì hành khách đứng yên so với đoàn tàu và nhà ga chuyển động so với đoàn tàu.
VẬN TỐC
Câu 1. Nêu ý nghĩa của vận tốc
Ý nghĩa của vận tốc là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động.
Độ lớn của tốc độ cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Câu 2. Viết công thức tính tốc độ, nêu đơn vị đo của tốc độ.
- Công thức tính tốc độ: ;
trong đó: v là tốc độ của vật; s là quãng đường đi được; t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
Đơn vị tốc độ phụ thuộc vào đơn vị đo độ dài và đơn vị đo thời gian. Đơn vị hợp pháp của tốc độ là mét trên giây (m/s) và ki lô mét trên giờ (km/h): 1km/h ( 0,28m/s.
Câu 3. Vận tốc của một ô tô là 36km/h . Điều đó cho biết đều gì?
Vận tốc của một ô tô là 36km/h cho biết mỗi giờ ôtô đi được 36km.
CHUYỂN ĐỘNG ĐỂU - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
Câu 1. Thế nào là chuyển động đều ? Chuyển động không đều ?
- Chuyển động đều là chuyển động mà vật tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vật tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Câu 2. Viết công thức tính vận tốc trung bình.
Công thức : vtb 
Trong đó vtb : Vận tốc trung bình (m/s, km/h)
s : Quãng đường đi được (m, km)
t : Thời gian đi hết quãng đường (s, h)
Trên quãng đường S được chia thành các quãng đường nhỏ S1; S2; …; Sn và thời gian vật chuyển động trên các quãng đường ấy tương ứng là t1; t2; ….; tn. thì vận tốc trung bình trên cả quãng đường được tính theo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hải Yến
Dung lượng: 113,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)