De cuong on thi hk2
Chia sẻ bởi Nguyễn Uy Hùng |
Ngày 14/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: de cuong on thi hk2 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
ÔN TẬP VẬT LÝ LỚP 9 - HỌC KỲ 2
A – Lý thuyết cơ bản
I/ Dòng điện xoay chiều:
1. Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển thành giảm hay ngược lại.
2. Có thể tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều khi cho cuộn dây kín quay trong từ trường của một nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín, tạo ra sự luân phiên tăng giảm của số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây.
3. Có thể dùng 2 đèn LED mắc song song ngược chiều vào 2 đầu cuộn dây để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện cảm ứng, vì đèn LED chỉ sáng khi dòng điện chạy qua đèn theo 2 chiều xác định.
II/ Máy Phát Điện Xoay Chiều:
1. Một máy phát điện xoay chiều gồm có 2 bộ phận chính: nam châm và cuộn dây. Một trong 2 bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là rôto.
2. Khi rôto của máy phát điện xoay chiều quay được 1vòng thì dòng điện do máy sinh ra đổi chiều 2 lần. Dòng điện không thay đổi khi đổi chiều quay của rôto.
3. Máy phát điện quay càng nhanh thì HĐT ở 2 đầu cuộn dây của máy càng lớn. Tần số quay của máy phát điện ở nước ta là 50Hz.
III/ Các tác Dụng Của Dòng Điện Xoay chiều ......
1. Lực điện từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
2. Nam châm điện có dòng điện xoay chiều chạy qua, không hút sắt hoặc cực của nam châm khác một cách liên tục mà ngừng hút khi dòng điện đổi chiều.
3. Dùng Ampe kế và Vôn kế xoay chiều có kí hiệu là AC hay (~) để đo CĐDĐ hiệu dụng hoặc HĐT hiệu dụng của dòng điện xoay chiều. Khi mắc Ampe kế và Vôn kế xoay chiều, không cần phân biệt hai chốt của chúng. Dòng điện xoay chiều có cường độ hay HĐT hiệu dụng cùng một giá trị với dòng điện 1 chiều không đổi thì gây ra cùng 1 tác dụng.
IV - Truyền tải điện năng đi xa :
1 – Công suất hao phí khi truyền tải điện là công suất hao phí do toả nhiệt trên dd
= trong đó ( là công suất điện cần truyền tải ( W )
R là điện trở của đường dây tải điện ( ( )
U là HĐT giữa hai đầu đường dây tải điện
*. Các công thức của dòng điện một chiều có thể áp dụng cho các giá trị hiệu dụng của cường độ và HĐT của dòng điện xoay chiều. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương HĐT đặt ở 2 đầu dây tải.
2 - Giảm hao phí điện năng khi truyền tải : Dựa vào công thức trên, nếu muốn giảm hao phí điện năng khi ta cần truyền tải một công suất điện ( không đổi thì sẽ có các cách sau :
a) Giảm điện trở của dây tải điện, điều này đồng nghĩa với việc chế tạo dây dẫn có tiết diện lớn ( R tỉ lệ nghịch với S ) ( Tốn rất nhiều vật liệu làm dây dẫn và dây dẫn khi đó có khối lượng rất lớn ( Trụ đỡ dây dẫn sẽ tăng lên cả về số lượng lẫn mức độ kiên cố. Nói chung, phương án này không được áp dụng.
b) Tăng hiệu điện thế U giữa hai đầu đường dây tải điện, điều này thật đơn giản vì đã có máy biến thế. Hơn nữa, khi tăng U thêm n lần ta sẽ giảm được công suất hao phí đi n2 lần.
c) Trong thực tế, người ta tính toán để kết hợp một cách phù hợp cả hai phương án trên.
V – Máy biến thế n1 là số vòng dây của cuộn sơ cấp
n2 là số vòng dây cuộn thứ cấp
1 – Công thức máy biến thế : Trong đó U1 là HĐT đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp
U2 l à HĐT đặt vào 2 đầu cuộn thứ cấp
2 – Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế : Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì từ trường do dòng điện xoay chiều tạo ra ở cuộn dây này đổi chiều liên tục theo thời gian, nhờ lõi sắt non mà từ trường biến đổi này khi xuyên qua tiết diện thẳng của cuộn dây thứ cấp sẽ tạo ra một hiệu điện thế xoay chiều ở 2 đầu cuộn dây thứ cấp này. Chính vì lý do này mà máy biến thế chỉ hoạt động được với dòng điện xoay chiều, dòng điện một chiều khi chạy qua cuộn dây sơ cấp sẽ không tạo ra được từ trường biến đổi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Uy Hùng
Dung lượng: 2,53MB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)