đề cương ôn thi hk1,môn vật lí 7

Chia sẻ bởi Trần Thị Thu Trang | Ngày 17/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: đề cương ôn thi hk1,môn vật lí 7 thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG MÔN VẬT LÝ 7
I. Lý thuyết
Câu 1:Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy một vật?
Thế nào là nguồn sáng?Thế nào là vật sáng?
Câu 2:Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng?Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn như thế nào?
Câu 3:Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
Câu 4:Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?
Câu 5:Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng có cùng kích thước?
Câu 6:Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm?Nêu tác dụng của gương cầu lõm?
Câu 7:Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
Câu 8:Nêu khái niệm tần số?Nêu mối liên hệ giữa độ cao của âm và tần số?
Câu 9:Nêu khái niệm biên độ dao động? Nêu mối liên hệ giữa độ to của âm và biên độ dao động?
Câu 10:Âm có thể truyền trong những môi trường nào và không truyền được trong môi trường nào?So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường rắn,lỏng,khí?
Câu 11:Thế nào là âm phản xạ?Ta nghe thấy tiếng vang khi nào?Các vật như thế nào thì phản xạ âm tốt,phản xạ âm kém?
Thế nào là vật phản xạ âm tốt?Thế nào là vật phản xạ âm kém?
Câu 12: Thế nào là bóng tối,bóng nửa tối?Nhật thực toàn phần(một phần)quan sát được ở vị trí nào?Khi nào nguyệt thực xảy ra?
Câu 13:Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi nào?Nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn?Thế nào là vật liệu cách âm?
II. Bài tập
Bài tập 1:Ta có thể dùng một gương phẳng hứng ánh nắùng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng.Gương đó có phải là nguồn sáng không?Tại sao?
Bài tập 2:Trong các vật sau đây,vật nào là nguồn sáng,vật nào là vật sáng:tia chớp,gương phẳng, Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng,con đom đóm,Trái Đất
Bài tập 3: Giải thích vì sao trong phòng có cửa gỗ đóng kín, không bật đèn, ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn ?
Bài tập 4: Ta đã biết vật đen không phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Nhưng ban ngày ta vẫn nhìn thấy miếng bìa màu đen để trên bàn. Vì sao ?
Bài tập 5:Trong một buổi tập đội ngũ,đội trưởng hô:”Đằng trước thẳng”.Em đứng trong hàng,em hãy nói xem,em làm thế nào để biết mình đã đứng thẳng hàng chưa?Giải thích cách làm?
Bài tập 6: Làm thế nào để kiểm tra xem cạnh của một cái thước có thẳng không ? Mô tả cách làm và giải thích cách làm
Bài tập 7:Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm Âm lịch ?
Bài tập 8:Vào một ngày trời nắng, cùng một lúc người ta quan sát thấy một cái cọc cao 1m để thẳng đứng có một cái bóng trên mặt đất dài 0,8m và một cái cột đèn có bóng dài 5m. Hãy dùng hình vẽ theo tỉ lệ 1cm ứng với 1m để xác định chiều cao của cột đèn. Biết rằng các tia sáng Mặt Trời đều song song ?
Bài tập 9: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực ?
Bài tập 10: Vì sao khi đặt bàn tay ở dưới một ngọn đèn điện dây tóc thì bóng của bàn tay trên mặt bàn rõ nét, còn khi đặt dưới bóng đèn ống thì bóng của bàn tay lại nhòe ?
Bài tập 11: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 600. Góc tới có giá trị bao nhiêu?
Bài tập 12: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng,tia SI hợp với mặt gương một góc 250. Vẽ tia phản xạ?Góc phản xạ bằng bao nhiêu độ?
Bài tập 13: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng, ta thu được một tia phản xạ IR tạo với tia tới một góc 800.Tìm giá trị của góc tới ivà góc phản xạ r
Bài tập 14: Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ r có giá trị bao nhiêu?
Bài tập 15: . Chiếu một tia sáng SI theo phương nằm ngang lên một gương phẳng, ta thu được tia phản xạ theo phương thẳng đứng. Góc SIM tạo bởi tia SI và mặt gương có giá trị bao nhiêu?
Bài tập 16: Một tia tới tạo với mặt gương một góc 1000. Góc phản xạ r có giá trị bao nhiêu?
Bài tập 17
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thu Trang
Dung lượng: 50,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)